Rahm Emanuel: Hoa Kỳ và các đối tác sát cánh cùng nhau trước các vấn đề xuất khẩu của Trung Quốc
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm thứ Ba, Rahm Emanuel tuyên bố: "Trung Quốc sẽ không được trao danh hiệu "láng giền tốt". Không có nước láng giềng nào mà Trung Quốc không gây khó khăn bằng có một kiểu thách thức kinh tế hoặc chiến lược nào đó." Lời khẳng định này củng cố quyết tâm của Mỹ và các đối tác trong việc sát cánh cùng nhau.
Emanuel lên án Trung Quốc về vấn đề sản xuất dư thừa với giá được trợ cấp, nhấn mạnh lại những lời chỉ trích của các nước G7 rằng Bắc Kinh đang gây thiệt hại cho nền kinh tế của các đối tác thương mại.
Tổng thống Joe Biden tháng trước đã công bố việc tăng thuế đối với một loạt hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Ông cho rằng động thái này là cần thiết để bảo vệ người lao động và doanh nghiệp Mỹ khỏi các công ty mà ông cáo buộc đánh cắp, gian lận và bán phá giá hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc về tình trạng sản xuất quá mức, khi Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng xuất khẩu của Trung Quốc đang giúp giảm bớt lạm phát toàn cầu và hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Các quan chức Trung Quốc cũng chỉ trích gay gắt việc Mỹ thiết lập nhiều quan hệ đối tác an ninh mới trong khu vực và cảnh báo chống lại sự phát triển của một khối giống như NATO ở châu Á, theo quan điểm của Bắc Kinh.
Emanuel cho biết chính quyền Biden đang tìm cách đảo ngược những nỗ lực của Trung Quốc nhằm cô lập các nước ở châu Á, bao gồm cả Philippines, với sự giúp đỡ từ Nhật Bản và các đồng minh khác trong khu vực. Trong cuộc phỏng vấn, ông cho biết Mỹ sẽ hợp tác với các đối tác trong khu vực Thái Bình Dương để duy trì sức mạnh lâu dài về an ninh và quan hệ kinh tế.
Ông chia sẻ: “Lý do khiến Trung Quốc nói rằng chúng tôi không muốn Hoa Kỳ" là vì đột nhiên các đồng minh “tập hợp lại, hợp tác cùng nhau”.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đã được nhấn mạnh tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc phòng toàn cầu ở Singapore cuối tuần qua, khi các lãnh đạo đưa ra những cái nhìn đối lập nhau về khu vực. Mỹ khuyến khích mở rộng các cuộc tập trận quân sự và quan hệ đối tác trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong khi Trung Quốc chỉ trích “các thế lực bên ngoài” can thiệp vào hòa bình và ổn định.
Emanuel chia sẻ: “Các quốc gia từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, Úc, Singapore, Philippines, thậm chí cả Việt Nam đều muốn sự hiện diện của Mỹ vì họ không muốn một Trung Quốc không bị ràng buộc, và coi thường chủ quyền của chính họ. Các quốc gia muốn có nhiều chủ quyền hơn là bị ra lệnh về những gì họ có thể và không thể có.”
Bloomberg