RBA giảm xu hướng thắt chặt chính sách sau khi quyết định giữ nguyên lãi suất
Bùi Thu Phương
Junior Analyst
Ngân hàng trung ương Úc đã từ bỏ lập trường hawkish sau khi duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong 12 năm cho thấy sự tự tin ngày càng tăng rằng chính sách có hiệu quả và kiềm chế lạm phát.
RBA duy trì lãi suất ở mức 4.35% trong tháng này, đây là tháng thứ ba liên tiếp họ giữ nguyên lãi suất. Tuy nhiên khác với các tháng trước, Hội đồng thống đốc không đề cập đến khả năng tăng lãi suất thêm nữa, dấu hiệu chu kỳ thắt chặt của họ có thể đã kết thúc. RBA tuyên bố "Mặc dù dữ liệu gần đây cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao. Lộ trình của cắt giảm lãi suất vẫn chưa rõ ràng khi ngân hàng phải đảm bảo lạm phát bền vững quanh mục tiêu và hội đồng thống đốc không loại trừ bất kỳ khả năng nào."
Phản ứng với điều này, tỷ giá AUD/USD chạm mức đáy trong 2 tuần qua là 0.6541 và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm giảm 3.5 bps. Chỉ số chứng khoán Úc đạt mức tăng cao nhất trong phiên. Hiện tại, mọi sự chú ý đổ dồn vào cuộc họp báo của Thống đốc Michele Bullock vào lúc 3:30 chiều tại Sydney.
GDP và tỷ lệ thất nghiệp của Úc
Tuyên bố sau cuộc họp không cho thấy nhiều dấu hiệu về thời điểm có thể bắt đầu chu kỳ nới lỏng. Bullock đã nói rằng ngân hàng đang trong chế độ phụ thuộc vào dữ liệu và chỉ bắt đầu giảm lãi suất khi tự tin rằng lạm phát quay trở lại bền vững ở mức mục tiêu 2-3%. RBA cho biết “Đưa lạm phát trở lại mục tiêu trong khung thời gian hợp lý vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hội đồng”. “Hội đồng thống đốc cần tự tin rằng lạm phát đang diễn ra bền vững quanh mức mục tiêu.”
Mặc dù RBA không công bố biểu đồ dot- plot hay dự báo của chính họ về lộ trình lãi suất nhưng Thống đốc Bullock đã gợi ý rằng họ sẽ không cần phải đợi lạm phát nằm trong khoảng mục tiêu khi hạ lãi suất.
Các nhà giao dịch dự đoán RBA sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9. RBA được kỳ vọng sẽ có 2 lần cắt giảm lãi suất với 25bps/lần trong năm nay, trong khi đó Fed được dự đoán sẽ có tới 3 lần hạ lãi suất.
Bên cạnh quyết định chính sách lãi suất của RBA, trong tuần này có nhiều sự kiện kinh tế diễn ra như Ngân hàng trung ương Nhật Bản tăng lãi suất lần đầu tiên từ năm 2007 và bỏ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất. Fed cũng có cuộc họp vào thứ Tư với dự kiến Fed sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất hiện tại.
Thời gian biểu quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương
RBA đã bác bỏ những đồn đoán về việc nới lỏng trong tương lai gần và phản ánh dự báo của họ rằng lạm phát chỉ quay trở lại mục tiêu vào cuối năm 2025. Các nhà kinh tế kỳ vọng lần cần giảm lãi suất đầu tiên vào nửa cuối năm nay, họ nhận định tuyên bố này của RBA khá hawkish vì lạm phát vẫn còn cao.
Dữ liệu từ cuộc họp của RBA vào tháng 2 đã cho thấy tình hình kinh tế chậm lại. Trong khi lạm phát cũng đang đang hạ nhiệt những nỗi lo ngại vẫn còn khi đà giảm của giá hàng hóa hạ nhiệt và giá dịch vụ vẫn ở mức cao. Doanh số bán lẻ giảm mạnh trong năm qua.
Bộ trưởng Tài chính Úc Jim Chalmers cho biết: “Quyết định này phản ánh tiến triển tốt mà chúng ta đang đạt được trong cuộc chiến chống lạm phát. Điều đó mang lại cho chúng ta sự tự tin rằng lạm phát đang giảm dần”
Thị trường lao động của Úc đang cho thấy dấu hiệu nới lỏng, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 4.1% nhưng vẫn khá tốt. Dữ liệu việc làm trong tháng Hai sẽ được công bố vào thứ Năm. Khả năng phục hồi của việc làm làm cho các nhà hoạch định chính sách tin rằng họ có thể “hạ cánh mềm” - giảm lạm phát trong khi vẫn giữ mức tăng việc làm trong những năm gần đây.
Vào thứ Sáu, RBA sẽ công bố báo cáo tài chính bán niên trong đó sẽ làm rõ hơn về tác động của lãi suất tăng đối với các ngân hàng Úc - đã vượt qua chu kỳ thắt chặt tốt hơn so với dự kiến.
Bloomberg