RBNZ hạn chế hạ lãi suất trong năm nay: Tín hiệu gì cho nền kinh tế New Zealand?
Ngọc Lan
Junior Editor
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã hạn chế phạm vi cắt giảm lãi suất trong năm nay đồng thời cho rằng không nên nới lỏng chính sách cho đến khi chắc chắn lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu.
Trong báo cáo "Khảo sát Kinh tế: New Zealand 2024" được công bố hôm thứ Hai tại Wellington, OECD cho biết "Lạm phát có khả năng sẽ dai dẳng". Điều này giới hạn khả năng hạ lãi suất tiền gửi (OCR) trong năm 2024 và lãi suất này nên duy trì ở mức 5.5% cho đến khi có bằng chứng rõ ràng rằng lạm phát sẽ giảm xuống mức trung bình trong phạm vi mục tiêu của RBNZ.
Lạm phát toàn phần ở mức 4% trong quý 1, vẫn cao hơn mục tiêu 1-3% của RBNZ và gấp đôi mục tiêu 2% của họ. Trong khi đó, thước đo áp lực giá nội địa vẫn ở mức cao là 5.8%. Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán RBNZ sẽ bắt đầu cắt giảm OCR vào cuối năm nay, nhưng một số cho rằng việc thay đổi chính sách sẽ bị trì hoãn đến năm 2025.
OECD cho biết chính sách tiền tệ cần tiếp tục phụ thuộc vào dữ liệu và vẫn còn chưa xác định về thời điểm lạm phát sẽ đạt được phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương. Chính phủ cũng cần kiểm soát chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách và hỗ trợ RBNZ kiềm chế lạm phát.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nicola Willis đặt mục tiêu đạt thặng dư ngân sách vào năm 2028 do tăng trưởng kinh tế yếu hơn dự kiến. Tuy nhiên, bà vẫn cam kết giảm thuế thu nhập trong dự toán vào ngày 30/5.
OECD khuyến nghị chính phủ nên thiết lập chính sách thuế và chi tiêu hiệu quả để dần dần giảm thâm hụt ngân sách, hướng đến cân bằng. Bất kỳ khoản giảm thuế nào cũng cần được cân đối với các khoản thu hoặc chi tiêu khác.
OECD dự đoán tăng trưởng kinh tế ở mức khiêm tốn là 0.8% trong năm 2024, tăng lên 1.9% vào năm 2025.
Sự thiếu hụt nhà ở, giá nhà và giá thuê tăng cao được cho là sẽ kích thích xây dựng nhà ở trong tương lai, trong khi đó nhu cầu từ các đối tác thương mại tăng, đặc biệt là sự quay trở lại của khách du lịch, sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu
Ngoài ra, OECD còn đưa ra một số đề xuất cho New Zealand:
- Chính phủ New Zealand có thể sẽ hưởng lợi từ việc thiết lập mục tiêu tăng trưởng chi tiêu rõ ràng. OECD cho rằng một khuôn khổ chỉ tập trung vào các mục tiêu tài khóa về cân bằng hoạt động và nợ công mà không tính đến chi tiêu là không đủ.
- OECD kêu gọi thành lập một tổ chức tài chính độc lập báo cáo với quốc hội để đánh giá các chính sách.
- OECD ủng hộ việc áp dụng thuế thu nhập từ vốn để giảm thiểu sự phân chia tài sản không cân bằng trong lựa chọn phân bổ tài sản của các hộ gia đình.
- OECD nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của các số liệu kinh tế vĩ mô đối với việc hoạch định chính sách. Tuy nhiên, New Zealand hiện thiếu dữ liệu CPI và thất nghiệp theo tháng.
- Năng suất lao động của New Zealand vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của các nước OECD, một phần do thiếu cạnh tranh. Báo cáo khuyến nghị New Zealand cần giải quyết vấn đề tập trung thị trường bằng cách tạo điều kiện gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp mới, ban hành các quy định hiệu quả, thực thi các luật chống độc quyền và có thể chia nhỏ các tập đoàn lớn.
- Báo cáo của OECD cũng lưu ý đến thâm hụt tài khoản thanh toán của New Zealand, hiện vẫn nằm trong số những quốc gia cao nhất thuộc tổ chức này. Mặc dù đang có dấu hiệu giảm nhưng một phần thâm hụt mang tính cấu trúc và có khả năng sẽ duy trì ở mức cao hơn trung bình dài hạn cho đến khi chính phủ giảm đáng kể hơn thâm hụt ngân sách.
Bloomberg