Reflation và lạm phát không giống nhau đâu!
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Từ ngữ và ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ, đồng nghiệp Sebastian Boyd xem nhẹ tác động của reflation đối với lợi suất trái phiếu. Nhưng tôi không chắc về các định nghĩa mà chúng ta đang sử dụng. Theo suy nghĩ của tôi, "reflation " phản ánh quỹ đạo dự kiến của tăng trưởng GDP danh nghĩa, trong khi "lạm phát" mô tả mức độ mà GDP danh nghĩa tăng phản ánh giá cả tăng hơn là hoạt động kinh tế tăng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi cho rằng nói “thị trường không coi lạm phát là chủ đề chính” là sai. Đúng là kỳ vọng lạm phát đã giảm từ mức đỉnh trong tuần qua, nhưng vẫn tăng nếu tính từ đầu tháng đến nay. Hơn nữa, điều quan trọng cần nhớ là trái phiếu được điều chỉnh theo lạm phát (TIPS) đang được giao dịch giống như một công cụ tín dụng. Và bạn thường thấy lợi suất thực tăng cao hơn khi thị trường chứng khoán giảm. Chả có gì ngạc nhiên cả - đó là những gì chúng ta đã thấy trong tuần trước.
Trước đây tôi đã viết về mô hình lạm phát kỳ vọng có tính đến bản chất tài sản rủi ro của TIPS. Đơn giản chỉ dựa trên thị trường chứng khoán và tín dụng, mô hình cho thấy rằng lạm phát kỳ vọng theo TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm nhẽ ra phải giảm hơn 10 bps so với mức cao của tuần trước. Trên thực tế, nó đã giảm khoảng 8.5 bps, mở rộng mức chênh lệch so với mô hình.
Như phần ở trên cho thấy, có một mối tương quan khá mạnh giữa kỳ vọng lạm phát so với mô hình và lạm phát. Các thị trường trái phiếu tiếp tục định giá lạm phát kỳ vọng cao hơn mô hình, do đó cho thấy rằng các kết quả lạm phát trên mục tiêu (above-target inflation outcomes) sắp diễn ra.