Reuters: CPI lõi của Nhật Bản có thể tăng trở lại vào tháng 4 bất chấp trợ cấp năng lượng

Reuters: CPI lõi của Nhật Bản có thể tăng trở lại vào tháng 4 bất chấp trợ cấp năng lượng

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:21 12/05/2023

Một cuộc thăm dò của Reuters với 19 nhà kinh tế cho thấy, CPI lõi của Nhật Bản có thể tăng trở lại vào tháng 4, do một loạt các đợt tăng giá bán lẻ lấn át tác động của các khoản trợ cấp năng lượng từ chính phủ.

Khảo sát Reuters: CPI lõi của Nhật Bản có thể tăng trở lại vào tháng 4 bất chấp trợ cấp năng lượng
Khảo sát Reuters: CPI lõi của Nhật Bản có thể tăng trở lại vào tháng 4 bất chấp trợ cấp năng lượng

Lạm phát dai dẳng, cùng với các đợt tăng lương cao nhất trong ba thập kỷ, đã thúc đẩy đồn đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang chuẩn bị cho một sự thay đổi chính sách, mặc dù Thống đốc Kazuo Ueda đã cam kết duy trì chính sách nới lỏng hiện tại kể từ khi ông nhậm chức vào tháng trước.

CPI lõi của Nhật Bản, không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm các mặt hàng năng lượng, có khả năng tăng 3.4% yoy trong tháng 4, cuộc thăm dò cho thấy. Con số tăng từ mức 3.1% trong cả tháng 2 và tháng 3, đồng thời đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ khi dữ liệu đạt đỉnh 41 năm vào tháng 1, ở mức 4.2%.

Các nhà kinh tế cho biết, trong khi các khoản trợ cấp của chính phủ đối với hóa đơn gas và điện đã hạn chế chi phí năng lượng của các hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp đã tăng giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng vào tháng 4 - thời điểm đầu năm tài chính của Nhật Bản, khiến CPI lõi tăng trở lại.

Các nhà phân tích của SMBC Nikko Securities viết trong một ghi chú rằng lạm phát "lõi", không bao gồm cả thực phẩm tươi sống và năng lượng, có khả năng đạt 4% trở lên.

Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát giá bán buôn của tháng 4 được dự báo ở mức 5.4%, chậm lại trong tháng thứ tư nhờ mức tăng vừa phải của giá nguyên liệu thô.

Chính phủ sẽ công bố dữ liệu CPI vào lúc 08:30 sáng ngày 19 tháng 5 (23:30 GMT, ngày 18 tháng 5). Dữ liệu lạm phát bán buôn sẽ có vào lúc 08:50 sáng ngày 15 tháng 5 (23:50 GMT, ngày 14 tháng 5).

Cuộc thăm dò cũng cho thấy việc áp lực lạm phát giảm đối với giá hàng hóa quốc tế có thể khiến nhập khẩu tháng 4 của Nhật Bản giảm 0.3% yoy về giá trị, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2021.

Xuất khẩu có khả năng tăng 3,.%, theo cuộc thăm dò. Takeshi Minami, kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết trong khi các lô hàng ô tô đã phục hồi nhờ nguồn cung chất bán dẫn được cải thiện, tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản nhìn chung vẫn yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.

Cuộc thăm dò cho thấy cán cân thương mại có thể vẫn ở mức thâm hụt 613.8 tỷ yên (4.54 tỷ USD).

Dữ liệu thương mại sẽ được công bố vào lúc 08:50 sáng ngày 18 tháng 5 (23:50 GMT, ngày 17 tháng 5).

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ