Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Châu Á
Đinh Nguyễn Trường Giang
Junior Analyst
Thị trường cổ phiếu châu Á giảm vào ngày thứ Sáu do mức lãi suất trái phiếu tăng sau một loạt tăng lãi suất từ ngân hàng trung ương.
Cổ phiếu Nhật Bản đã xóa bỏ đà tăng ban đầu sau dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự kiến, dấy lên những suy đoán về việc điều chỉnh chính sách tiền tệ siêu nới lỏng của quốc gia này. USDJPY dao động quanh mức 143, đủ cao để chính quyền ở Tokyo can thiệp.
Cổ phiếu Australia giảm trong ngày thứ ba liên tiếp. Chỉ số chứng khoán Hàn Quốc giảm sau khi MSCI một lần nữa không nâng thị trường này lên thị trường phát triển.
Chứng khoán Hong Kong suy yếu, diễn biến cùng chiều với các quốc gia khác trong khu vực. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc lục địa vẫn đóng cửa. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China của các cổ phiếu được niêm yết tại Mỹ giảm nhẹ.
Cổ phiếu Hong Kong đã gặp khó khăn suốt cả tuần khi các nhà đầu tư lo lắng rằng việc Trung Quốc cung cấp thêm hỗ trợ cho nền kinh tế cũng không tạo ra tác động lớn trên thị trường do không rõ ràng về quy định, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và căng thẳng địa chính trị.
Theo Vishnu Varathan, trưởng bộ phận phân tích kinh tế và chiến lược ngân hàng Mizuho, "thị trường không thể hưng phấn trở lại như giai đoạn kích thích hỗ trợ tăng trưởng nhiều hơn". Ông dự đoán Bắc Kinh sẽ cố gắng hỗ trợ nền kinh tế để duy trì tăng trưởng vừa trên 5% và tránh mất niềm tin thêm nữa.
Lợi suất trái phiếu Mỹ hai năm duy trì gần 4.8% sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng Ba vào thứ Năm, khi chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết Mỹ có thể cần một hoặc hai lần tăng lãi suất năm 2023.
Các nước Anh, Na Uy và Thụy Sĩ đã tăng lãi suất, tiếp tục gây áp lực lên trái phiếu. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Úc và Nhật Bản đã tăng vào ngày thứ Sáu.
Các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đi ngang sau khi S&P 500 kết thúc chuỗi ba ngày giảm vào thứ Năm.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho rằng rủi ro Mỹ rơi vào suy thoái đang giảm, và chi tiêu suy yếu có thể là cái giá phải trả để hoàn thành cuộc chiến với lạm phát.
Chỉ số S&P 500 đang hướng tới tuần giảm đầu tiên sau 5 tuần tăng liên tiếp. Cuộc khảo sát mới nhất của BofA cho thấy có 25% các nhà quản lý quỹ toàn cầu đaz giảm tỷ trọng chứng khoán Mỹ, mặc dù đã có một sự cải thiện gần đây trong phân bổ.
Theo Kristina Hooper, giám đốc đầu tư toàn cầu của Invesco, nếu Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt thêm hai lần nữa trong năm nay, họ có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào "suy thoái trầm trọng".
"Chính sách tiền tệ hoạt động với độ trễ. Ta chưa thấy nhiều tác động vì sự trễ này. Đó là lý do tại sao ta phải lo lắng về việc thắt chặt quá đà."
Về hàng hóa, giá dầu đi ngang sau khi thoái lui toàn bộ đà tăng trong tuần này vào thứ Năm do lo ngại về lãi suất cao, làm lu mờ trữ dầu giảm tại Mỹ. Vàng đứng trước tuần giảm lớn nhất kể từ đầu tháng Hai.
Bloomberg