Sản lượng đậu tương ước tính Brazil bị cắt giảm giá đậu tương tăng vọt
Nhóm nông sản trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) trong tuần vừa qua giao dịch tích cực đối với giá đậu tương và ngô những kém tích cực đối với giá lúa mì
Nhóm nông sản trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) trong tuần vừa qua giao dịch tích cực đối với giá đậu tương và ngô những kém tích cực đối với giá lúa mì. Thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ tiếp tục đe dọa đến thị trường đậu tương và ngô lớn nhất thế giới tại đây, làm kéo giảm các ước tính về một vụ mùa đậu tương kỷ lục của Brazil cũng như kéo giảm chất lượng ngô trong nhiều tuần liên tiếp tại khu vực Argentina. Ngược lại, giá lúa mì CBOT tiếp tục chuỗi phiên giảm điểm bất chất các điều kiện thời tiết khô hạn tại vùng trồng lúa mì vụ đông chính của Mỹ, giá chỉ có sự hồi phục thực sự vào cuối tuần khi Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (Nonfam Payroll) đè nặng lên đồng đô la Mỹ.
Tồn kho đậu tương Trung Quốc xuống mức thấp nhất từ giữa năm 2020
Theo Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), tính đến tuần kết thúc ngày 02/01, tồn kho đậu tương Trung Quốc đạt 3.13 triệu tấn, giảm 500,000 tấn so với tuần trước. Đây là mức tồn kho thấp nhất kể từ giữa tháng 2 năm 2020. Điều này còn phản ánh cho tình trạng thiếu hụt đậu tương tại Trung Quốc, dẫn đến tỷ lệ ép dầu đậu tương cũng sụt giảm, một số nhà máy ép dầu đậu tương đã phải đóng cửa. Tỷ lệ ép dầu đậu tương theo báo cáo đạt 1.59 triệu tấn (thấp hơn so với tuần trước là 200,000 tấn), đây là tuần thứ 3 liên tiếp sụt giảm.
Sản lượng ép dầu đậu tương giảm do hoạt động ép dầu đậu tương giảm kéo tồn kho giảm theo, nhưng nhờ vào tốc độ thu mua chậm của các công ty hạ nguồn đã chặn bớt đà giảm của tồn kho. Tồn kho khô đậu tương trong tuần tước giảm xuống còn 570,000 tấn (tức giảm 40,000 tấn so với tuần trước). Trong khi đó, tồn kho dầu đậu tương ổn định so với tuần trước đó ở mức 570,000 tấn.
CNGOIC ước tính khối lượng nhập khẩu tháng 1 có thể đạt 6.8 triệu tấn.
Brazil sẽ không có được một vụ đậu tương kỷ lục do khô hạn
AgRual – một công ty tư vấn có trụ sở tại Brazil đã cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương của nước này đi 11.3 triệu tấn xuống còn 133.4 triệu tấn. Hãng tư vấn này đang ước tính sản lượng năng suất đậu tương của quốc gia đang ở mức thấp nhất kể từ vụ 2015 – 2016. Khô hạn diễn ra tại khu vực phía nam cuối tháng 11 và tháng 12 đã tác động nặng nề đến sản lượng đậu tương.
Trong đó Parana bị tác động nặng nề nhất, Rio Grande do Sul, Santa Catarina và Mato Grosso do Sul cũng bị cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, ngược lại đậu tương tại Mato Grosso lại có được năng suất và vụ mùa phát triển tốt, đây là khu vực đầu tiên được thu hoạch xong. StoneX cũng cắt giảm 11 triệu tấn đậu tương Brazil so với dự báo trước đó xuống còn 134 triệu tấn.
Brazil xuất khẩu đậu tương kỷ lục năm 2021
Theo số liệu từ Hải quan Brazil tính đến ngày 01/01, xuất khẩu đậu tương quốc gia này trong tháng 12 đạt 2.7 triệu tấn, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước. Các số liệu trong tháng 12 đưa xuất khẩu đậu tương cả năm 2021 đạt 86.1 triệu tấn – mức cao kỷ lục mọi thời đại và cao hơn 3 triệu tấn so với năm trước.
Xuất khẩu khô đậu tương cũng ghi nhận con số tăng vượt trội là 70% so với cùng kỳ năm trước ở mức 1.8 triệu tấn. Tuy nhiên cả năm 2021 chỉ tăng nhẹ so với năm 2020, ghi nhận ở mức 17.3 triệu tấn.
Các số liệu xuất khẩu ngô ngược lại với chỉ 3.4 triệu tấn ngô được xuất khẩu trong tháng 12, giảm 32% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng ngô đã xuất khẩu trong năm 2021 đạt 20.4 triệu tấn, thấp hơn 10 triệu tấn so với năm trước do mất mùa nghiêm trọng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ép dầu đậu tương tháng 11 của Mỹ suy giảm
Báo cáo Fats and Oils dược công bố trong tuần này ghi nhận sản lượng ép dầu đậu tương của Mỹ trong tháng 11 đạt 5.71 triệu tấn (190 triệu giạ), thấp hơn so với mức 5.91 triệu tấn (197 triệu giạ) trong tháng 10 và thấp hơn so với mức 5.73 triệu tấn (191 triệu giạ) cùng kỳ năm trước.
Tồn kho dầu đậu tương tháng 11 năm 2021 đạt 1.959 tỷ giạ, thấp hơn so với báo cáo trước là 1.96 tỷ giạ nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm trước ở mức 1.684 tỷ giạ.
Sản lượng ethanol Mỹ tăng nhẹ trong tháng 11
Báo cáo Grains Crushing tuần này ghi nhận số liệu sử dụng ngô dùng để sản xuất cồn và các sản phẩm khác trong tháng 11 đạt 521 triệu giạ, tăng nhẹ so với tháng 10 và tăng 8% so với tháng 11 năm 2020. Trong đó, lượng ngô dùng sản xuất ethanol đạt 469 triệu giạ, tăng ít hơn 1% so với tháng 10 năm 2021 nhưng cao hơn 9% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng bã rượu khô (DDGs) đạt 2 triệu tấn, tăng 2% so với tháng 10 và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Sản lượng ethanol hàng tuần vẫn duy trì trên mức 1 triệu thùng/ngày
Báo cáo năng lượng hàng tuần từ EIA tính đến tuần kết thúc ngày 31/12 ghi nhận sản lượng ethanol đạt 1.048 triệu thùng/ngày, thấp hơn 11,000 thùng /ngày so với tuần trước (tương đương giảm 1%). Theo ước tính từ AgriCensus, với sản lượng ngô trên thì đã tiêu tốn đến 2.7 triệu tấn ngô trong tuần trước. Tồn kho ethanol Mỹ thì ngược lại, tăng 683,000 thùng lên mức 21.4 triệu thùng, hay tăng 3% so với tuần trước đó.
Hai phần ba sản lượng lúa mì vụ đông của Mỹ nằm trong khu vực chịu khô hạn
Dựa trên báo cáo U.S. Drought Monitor tính đến tuần ngày 04/01, USDA ghi nhận có 65% sản lượng lúa mì vụ đông của Mỹ nằm trong khu vực trải qua điều kiện thời tiết khô hạn. Trong đó có 24% khu vực lúa mì vụ đôing ở nhiệt khô khô vừa phải, 22% khô hạn nghiêm trọng, 17% cực kỳ khô hạn và 2% là hạn hán đặc biệt.
Biểu đồ nhiệt độ khô han tại những khu vực trồng lúa mì vụ đông
Bán hàng nông sản Mỹ giảm mạnh trong tuần kết thúc ngày 30/12
Báo cáo doanh số xuất khẩu hàng tuần được công bố từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tính đến tuần kết thúc ngày 30/12. Bán hàng đậu tương vụ 2021/22 đạt 382.7 nghìn tấn, thấp hơn so với tuần trước là 27%. Bán hàng ngô vụ 2021/22 đạt 256 nghìn tấn, giảm gần 80% so với tuần trước. Cuối cùng là doanh số bán hàng lúa mì Mỹ vụ 2021/22 đạt 48.6 triệu tấn, giảm 75.6% so với tuần trước đó.
Giá lương thực thế thế giới giảm nhẹ trong tháng 12
Chỉ số giá lương thực toàn cầu được công bố từ Cơ quan nông lương Liên hiệp quốc (FAO) giảm nhẹ 0.9% trong tháng 12 do giá đường và giá dầu thực vật thế giới giảm trong tháng 12. Tuy nhiên chỉ số này vẫn đánh dấu mức cao nhất trong 10 năm. Chỉ số giá lương thực FAO tăng 28.1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá ngũ cốc tăng 27.2%.
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.