Số doanh nghiệp Anh đưa ra cảnh báo lợi nhuận gia tăng trước áp lực lãi suất cao
Đinh Nguyễn Trường Giang
Junior Analyst
Số lượng cảnh báo lợi nhuận được đưa ra bởi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Anh đã tăng liên tiếp trong quý thứ bảy từ tháng 4 đến tháng 6, đánh dấu chuỗi tăng dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các công ty niêm yết trên các sàn giao dịch Anh đã đưa ra 66 cảnh báo lợi nhuận trong quý thứ hai khi họ đối mặt với "tình trạng không chắc chắn về nền kinh tế" và lãi suất tăng, theo một báo cáo của EY-Parthenon. Báo cáo nêu rõ các yếu tố được trích dẫn trong cảnh báo gồm doanh số bán hàng giảm, vấn đề hợp đồng và điều kiện tín dụng thay đổi.
Trong hơn một năm qua, nền kinh tế Anh đã phải đối mặt với lạm phát và lãi suất tăng khi Ngân hàng trung ương Anh đã cố gắng kiềm chế sự giá cả, nhưng cho đến nay chưa đạt được nhiều thành công. Báo cáo được công bố vào thứ Tư đặt ra thêm câu hỏi về triển vọng kinh tế của Anh, đặc biệt là khi các công ty đối mặt với chi phí nợ tăng.
"Tình trạng phá sản thường đạt đỉnh sau chín đến mười hai tháng sau đỉnh cảnh báo lợi nhuận," Jo Robinson, đối tác tại EY-Parthenon và là trưởng phòng Điều hành và Tái cấu trúc khu vực Anh và Ireland nói. "Điều kiện có thể tiếp tục khó khăn và những doanh nghiệp tốt nhất là những doanh nghiệp có thể tái cơ cấu hoạt động của họ để chống đỡ những cú sốc tiếp theo và tận dụng cơ hội tăng trưởng."
Trong năm qua, khoảng 18% công ty niêm yết tại Anh đã đưa ra cảnh báo lợi nhuận, mức cao nhất kể từ năm 2008, ngoại trừ những tình huống đặc biệt trong suốt đại dịch Covid.
Khó khăn lan rộng
Khó khăn đã bắt đầu lan rộng sang toàn bộ nền kinh tế; trong khi các ngành dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng chiếm đa số cảnh báo lợi nhuận trong các giai đoạn trước đó, các ngành công nghiệp và xây dựng vật liệu là những ngành có nhiều cảnh báo lợi nhuận nhất trong quý thứ hai, theo EY-Parthenon.
Cũng có nhiều công ty cảnh báo lại; từ tháng 4 đến tháng 6. 29% công ty đưa ra cảnh báo lợi nhuận đã làm như vậy ít nhất ba lần trong vòng 12 tháng. Trong số các công ty có ba cảnh báo lợi nhuận trong một năm, 22% đã hủy niêm yết hoặc đang trong quá trình thực hiện điều này, chủ yếu thông qua quản lý hoặc bán tháo cổ phần. Các công ty còn lại phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ.
"Những doanh nghiệp đã bắt đầu cảm nhận ảnh hưởng của lãi suất cao, đặc biệt là trong các ngành mà khả năng tiếp cận tín dụng là động lực quan trọng" ông Robinson nói. "Chúng ta có thể thấy chi phí và tính sẵn có của tín dụng đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong hoạt động tái cơ cấu khi nhiều doanh nghiệp đối mặt với bối cảnh tài chính khác hoàn toàn."
Bloomberg