Sự gia tăng của lợi suất TPCP Mỹ sẽ dẫn dắt thị trường theo xu hướng nào?

Sự gia tăng của lợi suất TPCP Mỹ sẽ dẫn dắt thị trường theo xu hướng nào?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

10:34 09/02/2021

Sự tăng mạnh trở lại của lợi suất TPCP Mỹ vừa qua có thể sẽ có tác động truyền dẫn khác nhau tới các tài sản khác trên thị trường

Tại sao lợi suất TPCP Mỹ lại tăng mạnh?

Vào tháng 3 năm ngoái, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất điều hành xuống sát mức 0 nhằm chống đỡ cho nền kinh tế trước cú sốc Covid-19 và đẩy lợi suất TPCP trên tất cả các kỳ hạn xuống mức thấp kỷ lục.

Tuy nhiên, trong một vài tháng trở lại đây, những đột phá trong phát triển vắc-xin Covid-19 và kỳ vọng tăng cường kích thích tài khóa sau khi đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã khiến cho một số các nhà đầu tư rời bỏ TPCP để chuyển sang các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu. Điều này đã đẩy lợi suất TPCP lên mức cao hơn.

Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm đã tăng lên mức 2.006% trong ngày thứ 2, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020. Lợi suất kỳ hạn này đã chạm mức thấp kỷ lục là 0.702% vào tháng 3 năm ngoái khi đại dịch Covid-19 lây lan ra khắp toàn cầu. Để dễ so sánh hơn, mức lợi suất vào đầu năm 2020 là ở mức 2.34%. Lợi suất kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên mức 1.2% vào thứ 2, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Lợi suất thực, sau khi đã tính tới lạm phát, cũng đã nhích cao hơn dù cho vẫn đang duy trì ở mức âm. Kỳ vọng lạm phát có xu hướng gia tăng cho thấy các nhà đầu tư đang lạc quan vào khả năng mở rộng của nền kinh tế trong tương lai. 

Liệu lợi suất sẽ còn tăng tới mức nào?

Các nhà đầu tư nhìn chung hiện vẫn đang tin tưởng rằng lợi suất TPCP sẽ duy trì đà tăng trong năm 2021, dù đa số cũng cho rằng Fed có thể sẽ có động thái ngăn cản nếu như xu hướng tăng trên diễn ra quá nhanh và mạnh do cơ quan này thường xem sự tăng vọt của lợi suất như là một mối đe dọa tới sự phục hồi của nền kinh tế. Một khảo sát đối với 60 nhà phân tích của Reuters vào tháng 12 năm ngoái cho thấy lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm dự báo sẽ ở mức khoảng 1.2% trong 1 năm tới. 

Một số nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng cắt giảm nới lỏng đột ngột của Fed (Taper tantrum) như hồi năm 2013 khi Fed đã thông báo thu hẹp mức độ nới lỏng sớm hơn dự kiến do lợi suất TPCP tăng quá nhanh. Ngay sau đó, thị trường chứng khoán đã phải chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh mẽ sau quyết định trên của Fed.

Fed vừa qua đã đứng ra đảm bảo với thị trường rằng một kịch bản tương tự sẽ không diễn ra trong tương lai gần. Trong phiên họp chính sách đầu năm 2021, cơ quan này đã giữ lãi suất điều hành ở sát mức 0 và không thay đổi tốc độ mua tài sản hàng tháng, đồng thời cam kết sẽ giữ những chính sách trên cho tới khi có một sự phục hồi hoàn toàn khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19.

Tác động tới các tài sản khác ra sao?

Lợi suất tăng lên đã giúp cho đồng USD tăng giá khoảng 1.45% so với đồng EUR từ đầu năm đến nay. Lợi suất cao hơn khiến cho các tài sản bằng đồng đô-la trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Chỉ số Dollar Index (DXY), đo lường sức mạnh của đồng USD với một rổ 6 đồng tiền lớn, đã tăng khoảng 1.17% kể từ đầu năm đến nay. Lợi suất TPCP Mỹ 10 năm hiện đang cao hơn khoảng 160 điểm so với lợi suất TPCP Đức, tăng từ mức khoảng 100 điểm vào tháng 7 năm ngoái.

Đối với vàng, tài sản thường chịu bất lợi so với các tài sản có dòng tiền khi lợi suất tăng lên, giá đã giảm 3.24% từ đầu năm sau khi đã tỏa sáng trong năm 2020 với mức tăng trên 22%.

Với việc đã tăng mạnh khi lợi suất TPCP giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm ngoái, thị trường chứng khoán có thể sẽ chịu tác động ngược chiều khi lợi suất tăng cao trở lại do trái phiếu bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Sự gia tăng của lợi suất TPCP trong vài tuần qua đã có tác động trái chiều tới cổ phiếu. Cổ phiếu của các công ty tài chính hưởng lợi từ việc lãi suất tăng lên, đã tăng 5.14% từ đầu năm. Với việc nền kinh tế dần trở lại trạng thái bình thường, các công ty có tài sản biến động gắn với chu kỳ của thị trường sẽ được hưởng lợi. Các cổ phiếu không gắn với thị trường như dịch vụ dân dụng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Tác động trực tiếp tới người dân Mỹ?

Tác động của việc lợi suất tăng cao đối với người dân Mỹ có thể thông qua thị trường nhà đất. Lãi suất đối với các khoản vay thế chấp thường bám theo biến động của lợi suất TPCP và hiện cũng đang có xu hướng nhích cao hơn. Lãi suất thế chấp trung bình kỳ hạn 30 năm đã có xu hướng tăng trở lại kể từ đầu năm, tuy nhiên mới chỉ cao hơn khoảng 6 điểm so với mức đáy trong lịch sử.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed hậu cắt giảm lãi suất: Thanh khoản tăng vọt, rủi ro lạm phát tăng cao!

Fed đã cắt giảm lãi suất, dẫn đến việc tăng thanh khoản dư thừa và rủi ro lạm phát gia tăng trong bối cảnh đồng USD yếu và chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, sự gia tăng thanh khoản này cũng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, với lợi suất thực vẫn là yếu tố quan trọng cần theo dõi.
Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ