Sự lạc quan của thị trường mới nổi bị Fed cho "tan thành mây khói" khi đồng tiền và trái phiếu sụt giảm

Sự lạc quan của thị trường mới nổi bị Fed cho "tan thành mây khói" khi đồng tiền và trái phiếu sụt giảm

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

10:58 06/05/2024

Sự biến động trong tháng 4 của trái phiếu và tiền tệ tại các thị trường mới nổi đã khiến một số nhà đầu tư bullish trở nên tiêu cực về triển vọng của nhóm tài sản này.

Trái phiếu chính phủ của các quốc gia đang phát triển giảm mạnh nhất trong 7 tháng, trong khi thước đo tiền tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 do lo ngại về lãi suất Mỹ cao hơn trong thời gian dài hơn và căng thẳng địa chính trị ngày càng tồi tệ đã làm giảm khẩu vị rủi ro trong tháng trước.

Trong khi tài sản đã phục hồi vào đầu tháng 5, nhiều nhà quản lý tiền tệ đang cân nhắc lại sự lạc quan sau đợt bán tháo tháng trước. Societe General SA nhận thấy nguy cơ lạm phát đình trệ ở Mỹ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các đồng tiền của thị trường mới nổi và trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn. Mackay Shields cho biết USD mạnh lên và việc định giá lại triển vọng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang làm tiêu tan hy vọng về những mức tăng tiếp theo trong năm nay.

Thị trường mới nổi suy yếu

Phoenix Kalen, người đứng đầu bộ phận mới nổi nghiên cứu thị trường tại Societe Generale ở London cho biết: “Năm nay là một sự thất vọng của những mong đợi sẽ chiến thắng lạm phát toàn cầu. Lạm phát là một đối thủ khó nhắn đối với các Ngân hàng Trung ương, vì vậy kỳ vọng tỷ giá EM tích cực trong năm nay đã thực sự “tan thành tro bụi”.”

Chỉ số MSCI ở EM giảm 0.6% trong tháng 4, trong khi chỉ số Bloomberg về trái phiếu USD ở EM giảm 2%.

Chuyển hướng bearish

Kalen cho biết SocGen đã khá bullish vào đầu năm, nhưng lại chuyển sang bearish đối với tiền tệ EM vào đầu tháng 2, và tiêu cực hơn đối với lãi suất của các quốc gia đang phát triển vào tháng 4. Bà nói, một trong những lý do dẫn đến việc xoay chuyển này, là do lo ngại kéo dài thời gian lãi suất cao sẽ gây ra tình trạng lạm phát đình trệ ở Mỹ.

Kalen cho biết: “Chúng tôi dự đoán kịch bản lạm phát đình trệ sẽ thành hiện thực, kèm theo tác động tiêu cực đến tiền tệ EM và tỷ giá EM ngắn hạn”.

Bà cho biết tác động sẽ nặng nề nhất ở các thị trường có độ nhạy cao với lãi suất của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và Mỹ Latinh, trong khi châu Á có thể ít bị ảnh hưởng hơn.

Dòng tiền chảy vào giảm

Nhà quản lý tiền tệ toàn cầu Mackay Shields cho biết sự lạc quan trước đó về sự phục hồi của trái phiếu địa phương ở các thị trường mới nổi đã bị tiêu tan bởi những trở ngại do đồng tiền sụt giảm và chênh lệch tỷ giá ngày càng trầm trọng.

Valentina Chen, đồng giám đốc thị trường mới nổi ở London, cho biết: “Sự suy yếu của ngoại hối tại các thị trường mới nổi so với USD có tác động trực tiếp đến hiệu suất về mặt toán học, nhưng điều cũng dẫn đến việc thiếu dòng vốn chảy vào loại tài sản này. Việc định giá lại lãi suất của Hoa Kỳ thu hẹp chênh lệch lãi suất thực giữa EM và Hoa Kỳ. Điều này làm cho loại tài sản này kém hấp dẫn hơn từ góc độ carry .”

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều “như đưa đám”. Bà Chen cho biết, tăng trưởng kinh tế ở một số thị trường mới nổi vẫn ổn định mặc dù lợi suất thực tế cao, đặc biệt là ở Mỹ Latinh và có một số quốc gia có tiềm năng đầu tư như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bà nói, Mackay Shields luôn linh hoạt đối với các loại tiền tệ EM vì chúng thường có xu hướng vượt quá mức nhưng sẽ không chống lại sức tăng của USD.

Thất vọng về lãi suất

Payden & Rygel có trụ sở tại Los Angeles là một công ty quản lý tiền khác có thái độ tiêu cực hơn đối với tài sản EM trong năm nay.

Alexander King, phó chủ tịch cấp cao của nhà quản lý quỹ cho biết, nguyên nhân chính gây ra sự thất vọng là do các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới nổi đã không thể tiến hành cắt giảm lãi suất nhiều như thị trường kỳ vọng dựa trên lạm phát trong nước và động lực tăng trưởng. Ông nói: “Các yếu tố cơ bản của nhiều quốc gia EM vẫn có vẻ khá tốt, nhưng đang bị Fed chi phối quá nhiều”.

King nói: “Chúng tôi đã từng cảm thấy bullish hơn vì có cảm giác như tiến triển đã tốt hơn. Thật không may, hiện giờ quan điểm của chúng tôi đã trở nên tồi tệ hơn.”

 

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ