Sự thận trọng của Fed là hợp lý: Hệ thống ngân hàng là ưu tiên hàng đầu
Nguyễn Thanh Thùy Dung
Junior Analyst
Theo quan điểm của Simon Flint, Bloomberg: Tôi nghĩ Fed sẽ chỉ tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tuần tới. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng Fed sẽ xem xét nghiêm túc việc tạm dừng quá trình này. Tại sao? Bởi vì giải quyết các bất ổn trong hệ thống ngân hàng là ưu tiên hàng đầu.
Một trong những phản hồi nhất quán nhất đối với bài báo này là: “Nhưng đó là cách chính sách lãi suất hoạt động, mọi thứ đều trở nên tồi tệ, mọi người mất việc, từ đó lạm phát có thể giảm”
Việc xảy ra sự cố trong hệ thống ngân hàng được coi là đặc biệt vì ít nhất hai lý do:
Ngân hàng là một phần không thể tách rời của nền kinh tế. Mặc dù tất cả các thất bại trong kinh doanh đều có tác động cấp số nhân, nhưng những thất bại trong hệ thống ngân hàng có thể rất lớn và (ban đầu) khó tính toán hơn nhiều. Điều đó không có nghĩa là Fed phải tạm dừng chu kỳ thắt chặt mãi mãi.
Nếu Fed không cẩn thận, mọi chuyện sẽ còn đi xa hơn. Các ngân hàng hoạt động tốt dễ bị tác động xấu trong các điều kiện không chắc chắn. Tất cả các ngân hàng đều dễ bị ảnh hưởng vì họ nhận tiền gửi thanh khoản và mua tài sản kém thanh khoản - như mô hình Diamond và Dybvig giải thích
Những lời chỉ trích tiếp theo từ độc giả có nội dung như sau: “Nhưng nếu những người gửi tiền ở SVB đã được hoàn trả đủ, Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay. Điều này là có thể bởi có sự tách biệt rõ ràng giữa các công cụ. Một mặt, chúng ta có những biện pháp đảm bảo gây rủi ro đạo đức để loại bỏ rủi ro rút tiền của ngân hàng. Mặt khác, chúng ta có lãi suất để kiểm soát lạm phát.”
Lỗ hổng của lập luận này là Fed có thể có hai công cụ, nhưng những công cụ đó có tác động lẫn nhau - rõ ràng nhất là việc tăng lãi suất sẽ có tác động lớn đến lĩnh vực ngân hàng. Với những tác động dây chuyền này, Fed nên thận trọng khi tập trung vào vấn đề cấp bách nhất trong ngắn hạn.
Bloomberg