Sức ảnh hưởng của thuế thặng dư vốn lên cổ phiếu có thể sẽ lớn hơn nữa!
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Việc tăng thuế thặng dư vốn do Tổng thống Biden đề xuất là một phần của sự thay đổi đáng kể trong các chính sách toàn cầu, có thể làm suy yếu các trụ cột chính hỗ trợ lợi nhuận doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đây có thể là một chính sách khiến thị trường cổ phiếu giảm về lâu dài.
Đêm qua, tin tức về kế hoạch tăng gấp đôi thuế đối với những cá nhân có thu nhập từ 1 triệu USD trở lên đã khiến một số cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu công nghệ, kim loại và năng lượng sụt giảm. Có lẽ các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu để tránh việc bị đánh thuế.
Bỏ qua các câu hỏi về việc liệu Quốc hội có thông qua đề xuất hay không, lập luận được đưa ra là việc đánh thuế lên 1% tổng cá nhân có thu nhập hàng đầu là không đủ để thay đổi quỹ đạo của thị trường tổng thể. Trong lịch sử, như các chiến lược gia của UBS đã chỉ ra, sự thay đổi về thuế thuế thặng dư vốn gần như không có khả năng dự đoán đối với hoạt động của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, động thái này nhấn mạnh một sự thay đổi cơ bản trong chính trị. Bằng cách tăng thuế đối với các tập đoàn và lợi nhuận từ thị trường chứng khoán, các chính trị gia đang quay lưng lại với cổ phiếu để ủng hộ thị trường lao động. Các bánh xe của toàn cầu hóa và luật chống độc quyền trong vài thập kỷ qua cũng đang đảo ngược. Kết hợp lại, ba trụ cột làm nền tảng cho sự bùng nổ lợi nhuận của các công ty ở Mỹ đang dần bị suy yếu.
Ở châu Á, dữ liệu CPI và PMI được mong chờ nhất trong ngày hôm nay. Úc và Nhật Bản báo cáo chỉ số flash PMI, trong khi Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Hồng Kông báo cáo dữ liệu lạm phát.
Bloomberg