Sức mạnh của thị trường lao động tại Eurozone khiến ECB khó hạ lãi suất sớm ?

Sức mạnh của thị trường lao động tại Eurozone khiến ECB khó hạ lãi suất sớm ?

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:13 22/01/2024

Sức mạnh đáng ngạc nhiên của thị trường lao động tại khu vực Eurozone đang đẩy lùi kỳ vọng của thị trường về việc ECB sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Tỷ lệ thất nghiệp vừa đạt mức thấp kỷ lục trong bối cảnh nền kinh tế Eurozone đang đối mặt với cuộc suy thoái đầu tiên kể từ đại dịch. Cùng với đó là tăng trưởng tiền lương khiến các quan chức của NHTW không thể đưa ra dự báo rõ ràng về lạm phát - mặc dù con số đã giảm mạnh xuống dưới 3%.

Chủ tịch Christine Lagarde cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuần trước rằng tăng trưởng tiền lương có thể “tác động nghiêm trọng” đến các kế hoạch của ECB. Giống như các quan chức khác, bà Lagarde muốn “xem dữ liệu” về tiền lương năm 2024 trước khi đưa ra quyết định hạ lãi suất.

Tuy nhiên, dữ liệu này sẽ được công bố trong mùa xuân - xa hơn thời điểm mà các nhà đầu tư cho rằng ECB bắt đầu nới lỏng. Hơn nữa, sức mạnh bất ngờ của thị trường lao động có khả năng trì hoãn việc cắt giảm lãi suất hơn nữa.

Soeren Radde, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Âu tại Point72 Asset Management, cho biết: “Mục tiêu là nới lỏng thị trường lao động, nhưng ngay cả ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất - như Đức - thật đáng ngạc nhiên là điều đó lại đang diễn ra chậm tới mức nào”. “Tăng trưởng tiền lương sẽ được bình thường hóa. Dẫu vậy, nỗi lo của tôi là nó sẽ mất nhiều thời gian hơn dự báo của ECB”.

ECB dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên trong năm nay, với tốc độ tăng lương giảm dần từ 5.3% vào năm 2023 xuống 3.3% vào năm 2026. Một số lĩnh vực của nền kinh tế có dấu hiệu chậm lại – như lĩnh vực sản xuất của Đức. Tuy nhiên, không có điều gì là chắc chắn.

Điều đó đồng nghĩa với việc có thể ECB sẽ giữ nguyên lãi suất trong 2 cuộc họp ngày 25/1 và ngày 7/3. Thị trường hiện định giá ⅔ khả năng đợt cắt giảm đầu tiên diễn ra vào tháng 4.

Làm thế nào thị trường lao động toàn thế giới có thể phát triển tốt đến vậy đang là chủ đề gây tò mò.

Theo các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), “tích trữ lao động” (các công ty giữ lại nhân viên trong thời kỳ khó khăn thay vì sa thải) là một trong những lý do.

Những người khác cho rằng việc nghỉ ốm đã phổ biến hơn trước đại dịch.

Một vấn đề khác là sự suy giảm năng suất. Điều đó đã góp phần làm tăng chi phí lao động đơn vị, từ đó làm tăng áp lực giá trong nước.

Sylvain Broyer, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) tại S&P Global Ratings, cho biết: “Rất hiếm khi chi phí lao động đơn vị tăng cao như vậy do tăng trưởng lương mạnh hơn và năng suất thấp hơn”.

Trong khi các cuộc đàm phán lương lớn tại Đức sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2024, các thỏa thuận gần đây cho thấy áp lực tiếp tục gia tăng. Theo IG Bau Union, lương của nhân viên ngành thép và khu vực công sẽ tăng hơn 5% vào năm 2025, trong khi công nhân xây dựng muốn tăng 21%.

Bundesbank dự báo mức tăng lương được thương lượng sẽ là khoảng 3% vào năm tới, trong khi Thống đốc Joachim Nagel cho biết mức lương là “ẩn số lớn”. Thống đốc NHTW Áo, ông Robert Holzmann cho biết tình hình gần đây báo hiệu đà tăng “khá mạnh”.

Nhà kinh tế Mario Centeno tỏ ra vô cùng lạc quan về vấn đề này khi ông cho biết không thấy nhiều lý do để lo ngại.

Theo Broyer, bất cứ điều gì xảy ra sẽ không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của người lao động mà còn phụ thuộc vào cách các công ty phản ứng với mức lương cao hơn.

Ông nói: “Về cơ bản, họ có quyền lựa chọn giữa việc tăng giá bán để giữ tỷ suất lợi nhuận ổn định, điều này sẽ gây bất lợi cho ECB”. “Hoặc họ có thể bắt đầu xem xét lại các vị trí đang trống, đồng nghĩa với việc thị trường lao động có thể kém linh hoạt hơn chúng ta nghĩ”.

Để hiểu tất cả những điều này, ECB dựa vào vô số chỉ số, bao gồm cả “công cụ theo dõi tiền lương” dựa trên thông tin đầu vào từ các ngân hàng trung ương quốc gia về mức lương đang hướng tới.

Nếu các thước đo này không suy giảm nhanh chóng, “rất dễ để các quan chức diều hâu duy trì quan điểm của họ, đó là chúng tôi cần xem dữ liệu tiền lương chính thức trong quý đầu tiên, kết quả mà chúng tôi sẽ không có trong cuộc họp tháng 4”, ông Radde nói.

Theo Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB, số liệu chắc chắn từ Eurostat sẽ chỉ có vào cuối tháng đó. Nếu đó là điều mà Hội đồng Thống đốc muốn thực hiện thì cuộc họp chính sách vào tháng 6 sẽ là cơ hội đầu tiên.

Đó là thực tế mà ngay cả các nhà phân tích mong đợi đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào mùa xuân cũng thừa nhận.

Felix Huefner, nhà kinh tế tại UBS, cho biết: “Chúng tôi tin chu kỳ nới lỏng sẽ bắt đầu vào tháng 4, nhưng điều đó đòi hỏi ECB phải dũng cảm một chút”.


Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ