Suy thoái kinh tế Mỹ: Tín hiệu ngày càng rõ ràng, Fed khó có thể tiếp tục trì hoãn

Suy thoái kinh tế Mỹ: Tín hiệu ngày càng rõ ràng, Fed khó có thể tiếp tục trì hoãn

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:30 10/09/2024

Nền kinh tế Hoa Kỳ có thể hướng tới một giai đoạn khó khăn và nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn sàng. Dữ liệu gần đây không mấy khả quan, khi sản xuất của Hoa Kỳ suy giảm, thị trường lao động chậm lại và những tín hiệu đáng lo ngại từ thị trường trái phiếu, tất cả đều cho thấy những rắc rối có thể xảy ra trong tương lai.

Chỉ số PMI sản xuất tháng 8 của S&P Global tại Hoa Kỳ đạt mức 47.9, mức thấp nhất trong năm 2024, cho thấy nhu cầu đã suy yếu đáng kể. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp PMI dưới 50, cho thấy sự thu hẹp trong hoạt động sản xuất.

Sự suy yếu trong sản xuất không chỉ là mối lo ngại của thị trường chứng khoán. Ngành công nghiệp này đang chậm lại vào thời điểm Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng đương nhiệm, đang hy vọng sẽ ra tranh cử dựa trên thành tựu về kinh tế của chính quyền.

US Manufacturing PMIs and Elections

Nếu Harris nhậm chức vào thời điểm chu kỳ kinh doanh đang chững lại, bà sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn với thị trường việc làm hạ nhiệt, doanh số bán nhà chậm lại và Fed gặp trắc trở trong vấn đề về lãi suất. Rủi ro địa chính trị cũng tiếp diễn, tạo ra nhiều bất ổn hơn nữa.

Nhưng Hoa Kỳ không đơn độc trong cuộc đấu tranh này. Vào tháng 8, PMI sản xuất toàn cầu của JPMorgan đã giảm xuống còn 49.5, mức thấp nhất trong 8 tháng. Trong số 31 quốc gia được khảo sát, 18 quốc gia cho thấy tình trạng sản xuất suy giảm, bao gồm cả các quốc gia ở khu vực đồng Euro và Nhật Bản. Điều này cho thấy sản xuất chậm lại là một vấn đề toàn cầu có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa đến thương mại, việc làm và cơ hội đầu tư.

Tín hiệu trái chiều từ quy tắc Sahm

Thị trường lao động Hoa Kỳ - từ lâu đã là động lực cho nền kinh tế - cũng đang bắt đầu có những tín hiệu đáng lo ngại. Báo cáo việc làm tháng 8 không mấy ấn tượng, và trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn tương đối thấp, xu hướng đang xấu đi. Vào tháng 7, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4.3%, kích hoạt quy tắc Sahm, một chỉ báo suy thoái ít được biết đến nhưng cực kỳ chính xác của cựu chuyên gia kinh tế của Fed, Claudia Sahm. Quy tắc Sahm đã dự đoán thành công mọi cuộc suy thoái của Hoa Kỳ kể từ năm 1970, vì vậy quy tắc này khi được kích hoạt, mọi người sẽ cần chú ý.

Tăng trưởng tiền lương cũng chậm lại trong vài tháng qua và nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng số lượng việc làm được tạo ra sẽ còn điều chỉnh giảm. Tất cả những điều này xảy ra trong bối cảnh lạm phát vẫn là một vấn đề dai dẳng đối với các nhà hoạch định chính sách, làm phức tạp thêm quyết định của Fed khi cố gắng cân bằng giữa kiểm soát lạm phát với sự ổn định của nền kinh tế.

Bản thân Sahm cũng bày tỏ lo ngại rằng Fed có thể hành động không đủ nhanh để tránh gây ra tình trạng suy thoái. “Fed không thể trì hoãn hành động nữa”, bà chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Goldman Sachs. “Cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản có lẽ là đủ để tránh những hậu quả tồi tệ nhất về kinh tế có thể xảy ra, nhưng những động thái cắt giảm này phải được thực hiện một cách quyết đoán, không được chậm trễ”.

Đường cong lợi suất đảo ngược

Một trong những chỉ báo suy thoái đáng tin cậy nhất trong 50 năm qua là đường cong lợi suất, và tuần trước, đường cong lợi suất đã bình thường trở lại sau hơn 2 năm. Đây là hiện tượng mà lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, tín hiệu này đã báo trước mọi cuộc suy thoái của Hoa Kỳ kể từ những năm 1970. Điều này xảy ra khi những người tham gia thị trường dự đoán việc cắt giảm lãi suất trong tương lai là để chống lại suy thoái, từ đó đẩy lãi suất dài hạn xuống thấp hơn.

Thông thường, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm được sử dụng để đo lường hiện tượng đảo ngược này. Trước tuần trước, đường cong lợi suất đã bị đảo ngược trong 783 ngày liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Mặc dù hiện tại, lãi suất dài hạn không còn thấp hơn lãi suất ngắn hạn nữa, nhưng có thể đã để lại nhiều hậu quả.

Yield Curve

Theo dữ liệu lịch sử, trung bình có khoảng 12 tháng giữa lần đảo ngược đầu tiên và thời điểm bắt đầu suy thoái. Nhưng điều này có thể thay đổi. Ví dụ, đường cong đảo ngược lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2006, khoảng hai năm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008. Nếu dữ liệu lịch sử là manh mối để dự đoán tương lai, thì việc đường cong lợi suất đảo ngược trong thời gian dài vừa qua có thể đang tạo tiền đề cho một cuộc suy thoái kinh tế khác.

S&P 500 giảm 30%?

Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư? Theo Peter Berezin, Giám đốc Nghiên cứu tại BCA, có lẽ đã đến lúc cần xem xét lại danh mục đầu tư của mình. Berezin cho biết bây giờ có thể là thời điểm để chuyển từ cổ phiếu sang trái phiếu. Trong 2 năm qua, cổ phiếu là tài sản đáng để đầu tư, nhưng với khả năng suy thoái đang đến gần, Berezin tin rằng trái phiếu sẽ sớm mang lại sự cân bằng risk/reward tốt hơn.

Trong kịch bản suy thoái, Berezin dự kiến ​​P/E forward của S&P 500 sẽ giảm từ 21 xuống 16, với lợi nhuận ước tính giảm 10%. Điều này sẽ khiến S&P giảm xuống 3,800 - giảm gần 30% so với mức hiện tại. Đây là một dự đoán đáng lo ngại, nhưng không thể bỏ qua, đặc biệt là khi xét đến những trở ngại mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.

Động thái tiếp theo của Fed

Chu kỳ tăng lãi suất của Fed đã kéo dài trong hơn hai năm nay, nhưng với dữ liệu kinh tế suy yếu, nhiều người kỳ vọng rằng động thái cắt giảm lãi suất sẽ sớm diễn ra. Đợt hạ lãi suất đầu tiên dự kiến ​​sẽ diễn ra tại cuộc họp FOMC ngày 17-18 tháng 9, với mức cắt giảm từ 0.25% đến 0.50%. Mặc dù một số người hy vọng rằng động thái này có thể sẽ ngăn chặn được suy thoái, nhưng điều quan trọng cần chú ý là việc cắt giảm lãi suất cần có thời gian để tác động đến nền kinh tế.

Cũng có khả năng là Fed sẽ hành động quá chậm. Sahm, Berezin và những người khác cho rằng có thể cần phải cắt giảm quyết liệt để tránh những hậu quả tồi tệ nhất. Fed càng chờ đợi lâu thì càng khó cứu vãn nền kinh tế, vốn đang chậm lại.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cựu Tổng thống Trump: Động thái cắt giảm lãi suất mạnh của Fed báo hiệu nền kinh tế Mỹ suy yếu nghiêm trọng
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cựu Tổng thống Trump: Động thái cắt giảm lãi suất mạnh của Fed báo hiệu nền kinh tế Mỹ suy yếu nghiêm trọng

Trong một tuyên bố gây chú ý, cựu Tổng thống Donald Trump đã bình luận về động thái của Fed khi hạ lãi suất cơ bản 0.5 điểm phần trăm vào ngày hôm qua. Theo ông, quyết định này hoặc phản ánh một nền kinh tế Mỹ đang suy yếu trầm trọng, hoặc là dấu hiệu cho thấy Fed đang tham gia vào "cuộc chơi chính trị".
Fed điều chỉnh mạnh lãi suất: Phố Wall phản ứng ra sao?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Fed điều chỉnh mạnh lãi suất: Phố Wall phản ứng ra sao?

Một lần nữa, giới chuyên gia kinh tế - hay chính xác hơn là đại đa số trong số họ - đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Như chúng ta đã đề cập, 105 trong tổng số 114 nhà kinh tế học hàng đầu đã dự đoán sai lầm về mức cắt giảm lãi suất 25 bps. Thế nhưng, có lẽ chúng ta không nên quy trách nhiệm cho họ, bởi lẽ, chính Fed mới là "thủ phạm" thực sự trong tình huống này.
Thị trường trái phiếu chao đảo trước hành trình bất định của Fed
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường trái phiếu chao đảo trước hành trình bất định của Fed

Vào ngày hôm qua, Fed đã khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ một cách ấn tượng. Dư luận chủ yếu tập trung vào quyết định hạ lãi suất 0.5 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống khỏi mức đỉnh cao nhất trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề then chốt đối với thị trường trái phiếu là mức lãi suất cuối cùng sẽ dừng ở đâu khi quá trình này kết thúc. Hiện tại, chưa ai có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn, và Chủ tịch Jerome Powell đã khéo léo tạo ra một bầu không khí bất định, dự báo một chặng đường đầy biến động phía trước.
Fed cắt giảm lãi suất 50bps - nên hay không?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Fed cắt giảm lãi suất 50bps - nên hay không?

Sau khi đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc họp Fed quan trọng nhất từ trước đến nay vào ngày mai, liệu sẽ cắt giảm lãi suất 50 bps hay 25 bps, và quyết định có dựa trên yếu tố chính trị hay là nhằm phòng ngừa rủi ro, hôm nay chúng tôi sẽ nhấn mạnh những rủi ro và lý do không thuyết phục nếu Fed chọn cắt giảm 50 bps.
Liệu Phố Wall có nên căn cứ vào quyết định chính sách của Fed để phân bổ danh mục đầu tư?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Liệu Phố Wall có nên căn cứ vào quyết định chính sách của Fed để phân bổ danh mục đầu tư?

Cục Dự trữ Liên bang được kỳ vọng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tuần này vì lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt. Một số nhà đầu tư chứng khoán được cho là sẽ bị cám dỗ bởi quan điểm phổ biến rằng lãi suất và giá cổ phiếu có mối thương quan ngược nhau. Tuy nhiên, họ nên xem xét lại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ