Sau bốn tuần phục hồi, USD/JPY đang trên đà hình thành "golden cross", với đường trung bình động 50 ngày chuẩn bị cắt lên trên đường trung bình 200 ngày.
Đã có khá nhiều lời bàn tán trên thị trường ngoại hối về tính chất thời vụ (seasonality) trong vài ngày qua. Đây là ý chính: nhiều khả năng Dollar sẽ suy yếu trong ngày mai. Tất nhiên, không có gì thực sự chắc chắn trên thị trường tài chính, nhưng DXY đã cho thấy một xu hướng giảm cực kỳ mạnh mẽ vào ngày 16 tháng 3 trong 1.5 thập kỷ qua.
Đồng Yên ổn định ngay gần mức thấp nhất trong 9 tháng, với việc các nhà giao dịch tiếp tục tập trung vào lợi suất TPCP Hoa Kỳ. Trái phiếu chính phủ Nhật Bản dự báo sẽ tiếp tục giảm giá.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã kéo dài đà tăng trong chu kỳ này, nhưng đồng Dollar vẫn chưa tạo ra mức đỉnh mới. Bên bán USD sẽ nhìn vào USD/CAD, Vàng và Bitcoin như các chỉ báo cho thấy lực kéo của lợi suất tăng đang suy yếu trong vai trò động lực ngắn hạn cho đồng tiền của Mỹ.
Thị trường trái phiếu kho bạc có một số dấu hiệu ổn định do lạm phát cơ bản không đạt được kỳ vọng. Công bằng mà nói, báo cáo lạm phát này gần như là “tin cũ”, bởi vì một phần của nền kinh tế vẫn đóng cửa. Điều mà các nhà đầu tư lo lắng là điều gì sẽ xảy ra khi nền kinh tế mở cửa trở lại khi gói kích thích 1.9 nghìn tỷ Dollar bắt đầu được triển khai, sau khi nó được Quốc hội thông qua hôm thứ Tư. Theo đó, bài kiểm tra thực sự cho “nỗi sợ lạm phát” sẽ đến trong vài tháng tới, và có lẽ sẽ mang đến nhiều biến động hơn cùng với nó.
Quan điểm đồng thuận rằng USD sẽ suy yếu đầu năm 2021 có vẻ như đang dần tan vỡ. Việc đặt cược rầm rộ vào lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao hơn cho thấy mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các yếu tố cơ bản dẫn dắt thị trường ngoại hối và thị trường lợi suất.
Vào cuối ngày thứ Sáu tuần trước, Thượng viện đã thông qua gói kích thích tài khóa trị giá 1.9 nghìn tỷ USD với một số điều chỉnh trong chi tiết về trợ cấp thất nghiệp, điều này không tác động nhiều đến quy mô cuối cùng của gói kích thích.
Kim loại quý tiếp tục mất đi sức hấp dẫn khi giá vàng và bạc tiếp tục đà bán tháo. Giá vàng vừa giảm thêm -1.2% trong phiên giao dịch hôm thứ Hai để về mức thấp nhất trong 9 tháng và đang ở vùng quá bán nhất kể từ tháng 8 năm 2018. Giá vàng hiện dao động trên bờ vực của thị trường giá xuống gần $1,680/oz. Nhịp giảm mới nhất này có thể khiến áp lực bán Vàng tăng nhanh do sự bứt phá hỗ trợ kỹ thuật quanh mức $1,690/oz.
Chỉ số DXY cuối cùng cũng thoát ra khỏi cơn buồn ngủ. Tuần trước, nó đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2020. Có một vài lý do lớn để nó tiếp tục đà tăng đó.
“Nhiều nhà phân tích kỳ vọng Bảng lương phi nông nghiệp của tháng 2, được công bố vào tối nay có thể thấp hơn dự báo và thậm chí ở mức rất thấp. Trong trường hợp đó, đồng USD có khả năng sẽ tăng giá”, theo Nhà phân tích Yohay Elam của FXStreet
Koji Fukaya, chủ tịch tại Office Fukaya Consulting cho biết đồng Dollar phục hồi sớm hơn dự kiến chính là rủi ro ngắn hạn đối với đà tăng của đồng Yên.
Chúng ta đã chứng kiến một vài lần tâm lý rủi ro đổi chiều trong vài tuần qua, nhưng những lần đảo chiều đó thường kết thúc chóng vánh và không thể tạo nên một xu hướng bền vững. Trong một cuộc đua những giữa nhà đầu cơ nhỏ lẻ không sử dụng các nguyên tắc phân tích cơ bản truyền thống và sự trở lại của những nhà giao dịch chuyên nghiệp, vẫn còn đó những biến động vô hướng khó dự đoán. Liệu lần đảo chiều gần nhất này có phải là một câu chuyện khác không?
Sự gia tăng gần đây của lợi suất thực đã làm dấy lên một số cuộc bàn tán về đà tăng tiềm năng của đồng Dollar, nhưng đồng tiền này cần Fed tỏ ra “hawkish” để làm nền tảng cho một xu hướng tăng bền vững.
Dữ trữ ngoại hối của Nga đã tăng lên tổng cộng 591.5 tỷ USD (ngày 12 tháng 2) theo dữ liệu mới nhất do ngân hàng trung ương nước này công bố. Điều này có nghĩa là mức tăng trưởng tuần trước lên tới 5.4 tỷ USD hay 0.9%.