Tài sản bị tịch thu của Nga được xem xét để hỗ trợ Ukraine

Tài sản bị tịch thu của Nga được xem xét để hỗ trợ Ukraine

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

10:57 27/12/2023

Robert Shiller, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, cho biết nếu Hoa Kỳ sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine, đó sẽ là "thảm họa" đối với vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng đô la.

“Nếu Mỹ làm điều này với Nga hôm nay, thì ngày mai họ có thể làm điều này với bất kỳ ai ”, ông nói với hãng tin La Repubblica của Ý trong một cuộc phỏng vấn ngày 23/12.

Schiller cảnh báo: “ Điều này sẽ phá lớp an ninh bao quanh đồng đô la và sẽ là bước đầu tiên hướng tới phi đô la hóa, điều mà nhiều nước đang hướng tới, từ Trung Quốc đến các nước đang phát triển, và kể cả Nga”.

Mỹ, EU và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản dự trữ ngoại hối của Nga kể từ năm 2022 như một phần của chiến dịch trừng phạt lên Điện Kremlin liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Trong năm 2023, nhiều ý tưởng khác nhau đã được đưa ra liên quan đến việc sử dụng nguồn tiền này để hỗ trợ Ukraine.

Đầu tháng 12, tờ Financial Times cho rằng hành động này là “một bước tiến mở ra một chương mới trong cuộc chiến tài chính của phương Tây chống lại Moscow”.

Schiller, một trong 50 người có ảnh hưởng nhất của Bloomberg trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, nói rằng: “Tôi không thể thuyết phục bản thân rằng việc tịch thu tài sản của Nga là một điều đúng đắn”.

Ông tiếp tục: “Ngoài thực tế về việc tịch thu tài sản Nga là sự xác nhận đối với nhà lãnh đạo Nga rằng những gì đang xảy ra ở Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm, thì có một nghịch lý là bản thân hành động đó có thể chống lại chính Mỹ và toàn bộ phương Tây". Ông Shiller nhấn mạnh, tình huống đó có thể biến thành “một thảm họa đối với hệ thống kinh tế do đồng đô la thống trị hiện nay.”

Nga gọi việc tịch thu là bất hợp pháp và cảnh báo rằng bất kỳ quốc gia nào tham gia các lệnh trừng phạt sẽ phải đố i mặt với phản ứng tương tự từ Moscow.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ