Tại sao BoJ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường toàn cầu?
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Có thể mất một tháng hoặc lâu hơn để thấy được sự thay đổi của nhiều nền kinh tế, nhưng các sự kiện toàn cầu trong những ngày tới có thể chính là nguyên nhân
BoJ có nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường toàn cầu trong những tháng tới, mặc dù đây là ngân hàng trung ương nhóm G10 duy nhất sẽ không tăng lãi suất trong tuần này.
- Fed, BOE, SNB và ngân hàng trung ương của Na Uy, dự kiến sẽ tăng lãi suất lên ít nhất 50 điểm cơ bản. Trong bối cảnh thắt chặt mạnh mẽ đó, BoJ sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng. Ngay cả khi lạm phát của Nhật Bản hiện nay đang ở mức cao nhất trong 7 năm là 3%, BoJ có khả năng sẽ duy trì lãi suất âm và mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm là 0% bằng cách cam kết sẽ mua không giới hạn JGB với lợi suất 0.25%
- Chính sách này được áp dụng dưới sự lãnh đạo của Thống đốc Haruhiko Kuroda và ông không hề đưa ra gợi ý rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ sớm bị ảnh hưởng. Nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 4 tới và chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) sẽ không được dừng lại cho đến ít nhất là quý II, dưới thời người kế nhiệm của ông
- Thật không may, áp lực lạm phát toàn cầu và Fed đang là tâm điểm chú ý. Khi lãi suất tăng ở nhiều nơi trên thế giới khiến các nhà đầu cơ không ủng hộ YCC của BoJ và áp lực ngày càng gia tăng. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lợi suất thấp bất thường này là JPY tiếp tục giảm, làm tăng lạm phát nhập khẩu đối với người tiêu dùng Nhật Bản, và do đó tạo áp lực buộc BoJ phải từ bỏ chính sách tự cung tự cấp.
- BoJ biết rằng họ phải gây tác động mạnh đến thị trường khi nó đảo chiều, vì bất kỳ thông báo trước nào sẽ chỉ tạo sức mạnh cho các nhà đầu cơ nước ngoài, làm tăng thiệt hại và áp lực cho BoJ. Họ không thể đưa ra một lời cảnh báo cụ thể
- Vậy Kuroda khó có thể duy trì nền kinh tế ổn định đến tháng Tư. Và tốt nhất là ông ấy nên gây bất ngờ cho thị trường khi từ bỏ YCC. Cuộc họp của tuần này có lẽ là quá sớm, nhưng cuộc họp vào tháng 10 là rất có khả năng, với cơ hội tăng lên theo cấp số nhân ở mỗi cuộc họp tiếp theo
- Nhưng tại sao thế giới lại quan tâm đến việc Nhật Bản từ bỏ YCC? Bởi vì hậu quả sẽ rất lớn và ảnh hưởng đến những khu vực hỗ trợ lẫn nhau.
- Áp lực của lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng mạnh khi không còn YCC để kiềm chế.
- Nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến một trong những giao dịch tài sản chéo lớn nhất trên thế giới.
- Các nhà đầu tư Nhật Bản là một trong những nhóm sở hữu tài sản tài chính nước ngoài lớn nhất và họ sẽ gửi tiền về hàng loạt, nghĩa là dòng tiền chảy ra đáng kể từ các nước khác.
- Dòng tiền cụ thể từ trái phiếu chính phủ kho bạc - một thị trường vốn đang gặp vấn đề về thanh khoản và sau đó sẽ bị tác động bởi chính sách tiền tệ thắt chặt - sẽ thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu và tăng lãi suất chiết khấu cho các dòng tiền trong tương lai.
- Và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế lớn thứ ba thế giới
- Áp lực sẽ tăng lên kể từ tuần này, sau khi BoJ đưa ra các quyết định và dập tắt hoàn toàn các kỳ vọng ngắn hạn. Tỷ giá USD/JPY sẽ tăng mạnh hơn nữa trong những tuần tới, nhưng với giao dịch hai chiều đầy biến động khi JPY giảm mạnh sẽ khiến các quỹ đầu cơ sử dụng đồng tiền này như một cách khác để kỳ vọng BoJ thay đổi chính sách
- Trong 25 năm qua, trái phiếu Nhật là “nhàm chán” nhất trong các loại trái phiếu lớn, mặc dù quy mô thị trường rất lớn. Chính bối cảnh đó đã khiến nó trở thành một thị trường đáng kỳ vọng, đặc biệt là trong tuần này.
Bloomberg