Tại sao Fed sẽ không áp dụng lãi suất âm, bài học từ Nhật Bản và Châu Âu
Tùng Trịnh
CEO
Tiền lệ lãi suất âm ở châu Âu và Nhật Bản đem lại rất nhiều bài học để các ngân hàng trung ương khác tránh một bước đi sai lầm như vậy. Các tài sản tạo thu nhập như bất động sản và cổ phiếu có cổ tức cao, cùng với vàng sẽ được hưởng lợi nếu Fed, BOE và các ngân hàng trung ương khác giảm mức lãi suất xuống dưới 0.
Dưới đây là một số bài học lịch sử có thể tiếp tục khiến Powell và các quan chức Fed giữ mức lãi suất cơ sở trên 0:
- ECB và BOJ đã phải duy trì lãi suất trong năm nay trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19, trong khi Fed đã có thể thực hiện cắt giảm lãi suất chính sách 150bps vào tháng 3.
- Đối với các trái phiếu chính phủ, lợi suất trái phiếu 10 năm ở Đức và Nhật Bản đã bị mắc kẹt trong khi lợi suất của Hoa Kỳ giảm xuống 0,66%, từ mức 1,92% vào cuối năm 2019
- Các ngân hàng đã chịu tác động rõ rệt. Chỉ số STOXX Châu Âu 600 Ngân hàng giảm khoảng 64% kể từ tháng 6 năm 2014, khi ECB đưa ra mức lãi suất huy động âm để giúp xoay chuyển nền kinh tế khu vực đồng euro.
- Chính sách đó làm tổn hại đến lợi nhuận của các ngân hàng và thúc đẩy họ tập trung vào việc mua các trái phiếu chỉnh phủ thay vì cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay.
Có rất ít lý do để tin rằng Hoa Kỳ sẽ tránh được những cạm bẫy nêu trên nếu Fed cũng áp dụng lãi suất âm - cũng lưu ý rằng có rất ít dấu hiệu cho thấy ECB hoặc BOJ sẽ có thể thoát khỏi chính sách này ngay cả trước khi đại dịch xảy ra.
Nếu Hoa Kỳ vẫn quyết định đi theo con đường đó, vàng có thể sẽ tăng lên khi những lợi thế về lãi suất của USD so với vàng, loại tài sản không đem lại lợi suất, sẽ biến mất. Trong khi đó, bất động sản, với dòng thu nhập cho thuê của nó (một khi những biện pháp cách ly được nới lỏng) nổi lên như một tài sản vật chất hấp dẫn, và các loại cổ phiếu có cổ tức cao nhiều khả năng sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với trái phiếu.