Tại sao lạm phát và phản ứng chính sách của Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò quan trọng cho các thị trường vào năm 2022?

Tại sao lạm phát và phản ứng chính sách của Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò quan trọng cho các thị trường vào năm 2022?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

17:17 20/12/2021

Cuộc chiến lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang vào năm 2022 sẽ phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế

Tại sao lạm phát và phản ứng chính sách của Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò quan trọng cho các thị trường vào năm 2022?
Tại sao lạm phát và phản ứng chính sách của Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò quan trọng cho các thị trường vào năm 2022?

Thị trường tài chính Hoa Kỳ đã diễn ra khá suôn sẻ đối với các nhà đầu tư trong năm nay, với các chính sách lỏng lẻo của Cục Dự trữ Liên bang giúp giải quyết các vấn đề khó khăn trong đại dịch.

Trong những tuần cuối cùng của tháng 12, chỉ số S&P 500 tăng 23% trong năm nay. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán trên diện rộng đã giúp ta dễ dàng rút ra mối liên hệ giữa giá tài sản tăng vọt với chương trình mua trái phiếu của Fed và hàng đống viện trợ tài khóa từ Washington.

Nhưng tất cả sắp thay đổi với Chủ tịch Fed Jerome Powell hiện tập trung vào việc kiềm chế lạm phát để nền kinh tế Mỹ không bị trật bánh và các nhà đầu tư kỳ vọng năm 2022 sẽ là thời điểm thị trường thực sự trở nên thú vị.

Lạm phát đóng vai trò quan trọng, nhưng tăng trưởng cũng vậy

Chứng khoán Mỹ đã có mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất trong 3 tuần vào thứ Sáu, sau khi Fed vào thứ Tư vạch ra kế hoạch tích cực hơn để chấm dứt chương trình mua trái phiếu khổng lồ và dự báo 3 đợt tăng lãi suất vào năm tới.

Trong vài tháng tới, các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ thiết kế một “cú hạ cánh” mềm mại cho các thị trường khi ngân hàng này cố gắng chuyển giọng điệu sang “diều hâu” và thắt chặt các chính sách tiền tệ lỏng lẻo trước đó để chống lại lạm phát đang ở mức những năm 1980, nhưng vẫn giữ cho nền kinh tế phát triển.

Giống như châu Âu, Hoa Kỳ cũng có thể cần phải cân bằng chính sách với những trở ngại tiềm tàng về kinh tế khi các biến thể của Covid bắt đầu gây ra một làn sóng lây nhiễm mùa đông đáng kinh ngạc khác và các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.

"Điều đúng đắn" cần làm

Stephen Philipson, người đứng đầu nhóm thị trường vốn và trái phiếu của USB, cho biết "lập trường tích cực hơn của Fed là điều đúng đắn cần làm để chống lại lạm phát dai dẳng", đặc biệt là với quá nhiều thanh khoản tràn qua các thị trường tài chính trong thời kỳ đại dịch.

Philipson cho biết ông cũng nhận thấy việc tăng lãi suất có khả năng là chất xúc tác cho các công ty đầu tư của Hoa Kỳ để tái cấp vốn cho khoản nợ 1.25 nghìn tỷ Dollar sắp đáo hạn từ năm 2023 và năm 2025, với lãi suất coupon trên 3%.

MarketWatch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ