Tại sao Nhật Bản vẫn chưa can thiệp để hỗ trợ đồng Yên?

Tại sao Nhật Bản vẫn chưa can thiệp để hỗ trợ đồng Yên?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

13:21 11/07/2024

Đồng Yên đã nhiều lần trượt xuống mức đáy trong 38 năm, khiến thị trường lo ngại rằng chính quyền Nhật Bản sẽ can thiệp một lần nữa, như hồi tháng 3, để bảo vệ đồng tiền này.

Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể giải thích cho sự chậm trễ của BoJ.

BoJ đang tăng lãi suất dần dần
Sự chênh lệch lãi suất lớn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gây sức ép lên đồng Yên, khiến chính sách tiền tệ trở thành trung tâm của những bất ổn liên quan đến đồng tiền này.

Cục Dự trữ Liên bang được dự đoán sẽ sớm cắt giảm lãi suất và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có ý định tăng lãi suất dần dần từ ​​mức tiệm cận 0% trong năm nay, điều này sẽ khiến mức chênh lệch 5 điểm phần trăm giữa lãi suất của Mỹ và Nhật Bản dần thu hẹp, giúp kiềm chế đà lao dốc, hay thậm chí đảo ngược xu hướng giảm của đồng Yên.

Tuy nhiên, sự phục hồi nào cho đồng Yên có thể bị hạn chế vì động thái tăng lãi suất ở Nhật Bản dự kiến ​​sẽ được thực hiện với quy mô nhỏ và với tốc độ dần dần. BoJ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ bởi mức tăng lương vững chắc và lạm phát ổn định.

Hoạt động carry trade
Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ diễn ra chậm rãi sẽ thúc đẩy các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) - vay đồng tiền có lãi suất thấp (đồng Yên) để đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao hơn (đồng USD).

Ví dụ, lợi suất TPCP Hoa Kỳ hiện đang gần 6%, mang lại lợi nhuận hấp dẫn và động lực mạnh mẽ cho những người tham gia thị trường mà Nhật Bản khó có thể chống lại.

Dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cho thấy các vị thế đầu cơ bán ròng đồng Yên đang ở mức đỉnh trong 17 năm qua với 184,223 hợp đồng.

Đường cong lợi suất đảo ngược của Hoa Kỳ cũng thúc đẩy đầu tư bằng đồng USD vào trái phiếu Nhật Bản và giao dịch chênh lệch lãi suất này sẽ bị hạn chế khi Fed tăng lãi suất.

Sức mạnh của đồng USD
Trái ngược với sự yếu kém của đồng Yên là sức mạnh của đồng USD bởi nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ.

Các dữ liệu kinh tế tương đối lạc quan của Mỹ như thị trường việc làm và lạm phát càng khiến đồng USD được ưa chuộng. Điều này gây khó khăn cho việc can thiệp thị trường ngoại hối của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản
Mặc dù người dân Nhật Bản không hài lòng với đồng Yên yếu - thường xuyên là chủ đề trên các chương trình truyền hình và trang nhất báo - nhưng giá cổ phiếu trong nước đạt đỉnh kỷ lục và mức tăng trưởng tiền lương nhanh nhất trong 33 năm đã xoa dịu phần nào "nỗi đau" của thị trường.

Chính phủ Nhật Bản có vẻ đang miễn cưỡng chấp nhận thực tế đồng Yên yếu, thay vì can thiệp thị trường mạnh mẽ như động thái bán USD lần đầu tiên kể từ năm 1998 vào cuối năm 2022.

Ngoài ra, Tokyo sẽ không can thiệp vào thị trường ngoại hối nếu không nhận được sự chấp thuận trước đó từ Washington.

Tuy nhiên, động lực hành động có thể tăng lên khi cuộc bầu cử lãnh đạo đảng cầm quyền diễn ra vào tháng 9.

Không đáng
Mặc dù thị trường biết rằng Nhật Bản có đủ khả năng để hành động một đợt nữa - dự trữ ngoại hối hiện ở mức khổng lồ 1.23 nghìn tỷ USD - nhưng hai đợt can thiệp mới nhất kể từ tháng 9, bao gồm khoản chi 62 tỷ USD cho đợt bán USD vào tháng 3 - đã không mang lại tác động như mong muốn.

Các quan chức Bộ Tài chính đã liên tục cảnh báo rằng họ sẵn sàng hành động và hiện tại, những ngôn từ này đã giữ cho biến động của đồng Yên ở mức tương đối nhỏ, chậm và ổn định.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ