Tại sao sự trì trệ của Trung Quốc lại đáng quan tâm?

Tại sao sự trì trệ của Trung Quốc lại đáng quan tâm?

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

22:56 09/08/2023

2023 đáng lẽ ra phải là một năm mà nền kinh tế Trung Quốc, sau khi thoát khỏi phong tỏa đại dịch Covid-19 trên thế giới, bùng nổ trở lại thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Thay vào đó, đất nước này đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề: Chi tiêu ảm đạm của người tiêu dùng, thị trường bất động sản chao đảo, xuất khẩu sụt giảm trong bối cảnh Mỹ nỗ lực “giảm thiểu rủi ro”, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục ở thanh niên và nợ chính quyền địa phương cao ngất ngưởng. Tác động của những căng thẳng này bắt đầu hiện hữu trên mọi thứ, từ giá cả hàng hóa đến thị trường chứng khoán. Tệ hơn nữa, chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình không có những lựa chọn thuyết phục để khắc phục các vấn đề. Điều đó làm dấy lên một cuộc thảo luận về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc có lặp lại trường hợp của Nhật Bản sau 30 năm tăng trưởng chưa từng thấy hay không.

1. Nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào?

Mục tiêu chính thức của Trung Quốc là tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay. Khi nền kinh tế thế giới dự kiến ​​sẽ tăng trưởng ít ỏi 2.8% vào năm 2023, điều đó thoạt nhìn thì có vẻ không quá tồi tệ. Tuy nhiên, thực tế là Trung Quốc vẫn tuân theo các quy tắc Zero Covid vào năm 2022, tạo ra một cơ sở thấp để so sánh. Nếu không có phong tỏa, tăng trưởng trong năm 2023 sẽ gần với mức 3% - thấp hơn một nửa mức trung bình trước đại dịch. Tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng với tốc độ chậm hơn dự kiến ​​là 5.5% trong nửa đầu năm so với một năm trước đó, với mức tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng suy yếu đáng kể và đầu tư bất động sản bị thu hẹp. Thương mại hạ nhiệt vào tháng 7, Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát, báo hiệu suy thoái.

2. Tại sao đó là một vấn đề?

Rất nhiều việc làm và sản xuất của thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc, với thị trường rộng lớn và là công xưởng của thế giới. IMF dự báo Trung Quốc sẽ là nước đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng dự kiến ​​chiếm 22.6% tổng tăng trưởng thế giới - gấp đôi so với Mỹ. Sự mở rộng của Trung Quốc tác động đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới thông qua thương mại và các nước xuất khẩu khoáng sản như Brazil và Úc đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ cơ sở hạ tầng và bất động sản của Trung Quốc. Giá kim loại từ quặng sắt đến đồng đồng loạt giảm trong năm nay do nhu cầu tại thị trường lớn nhất thế giới không tăng mạnh như các nhà đầu tư dự kiến. Sự sụt giảm ảnh hưởng đặc biệt đến các nhà xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao, với các lô hàng từ Hàn Quốc và Đài Loan giảm hai con số mỗi tháng trong nửa đầu năm nay. Sau nhiều năm bị hạn chế bởi Covid, du khách Trung Quốc vẫn chưa tiếp tục đi du lịch nước ngoài vì thu nhập và niềm tin vào việc làm của họ vẫn còn kém, gây tổn hại cho các quốc gia phụ thuộc vào du lịch. Với nguy cơ lãi suất tiếp tục tăng khiến Mỹ rơi vào suy thoái, khả năng hai cường quốc kinh tế của thế giới đồng thời lao dốc ngày càng lớn.

3. Rắc rối nằm ở đâu?

Nền kinh tế trị giá 18 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đang gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực. Dữ liệu được công bố vào cuối tháng 6 cho thấy hoạt động sản xuất bị thu hẹp trở lại. Xuất khẩu - trụ cột trong thời kỳ đại dịch khi các nhà máy Trung Quốc gấp rút đáp ứng đơn đặt hàng của Hoa Kỳ và Châu Âu - đã giảm sút. Kể từ khi đạt đỉnh kỷ lục 340 tỷ USD vào tháng 12/2021, xuất khẩu đã giảm xuống còn 285 tỷ đô la vào tháng 6 do lãi suất tăng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Tình hình ngày càng trầm trọng khi Hoa Kỳ nỗ lực khai trừ Trung Quốc khỏi nguồn cung cấp chất bán dẫn tiên tiến và các công nghệ khác được thiết lập để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai – điều mà các quan chức ở Washington gọi là “cạnh tranh chiến lược” và Trung Quốc gọi là “sự ngăn chặn”. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng năm của Trung Quốc đã giảm 6.7% trong sáu tháng đầu năm nay, sau khi tăng 1.1% vào năm 2022. Nợ ẩn, phương tiện tài chính của chính quyền địa phương (LGFV), gây ra một thách thức khác đối với một số người/thành phố thiếu tiền mặt. Các thành phố tăng cường các khoản vay ngoài sổ sách như vậy trong thời kỳ đại dịch vì một nguồn doanh thu truyền thống hơn - bán đất cho các nhà phát triển bất động sản - đã cạn kiệt do suy thoái nhà ở. Trong một kịch bản mà hoạt động xây dựng bất động sản sụp đổ, doanh số bán đất giảm ảnh hưởng đến chi tiêu của chính phủ, suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ làm suy yếu nhu cầu toàn cầu và thị trường Trung Quốc chuyển sang chế độ tránh rủi ro - nơi các nhà giao dịch tập trung vào việc bảo vệ vốn - mô hình SHOK của Bloomberg cho thấy tăng trưởng Trung Quốc sẽ giảm 1.2% nữa.

China's Economy Might Not Surpass US as Problems Pile Up | 
China's nominal GDP as a percentage of the US

4. Những người mua hàng đang ở đâu sau Covid?

Vào đầu năm 2023, thị trường đã rất lạc quan rằng Trung Quốc sẽ ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng trong chi tiêu của người tiêu dùng, được thúc đẩy bởi hoạt động mua sắm, đi ăn ngoài và đi du lịch sau khi hết phỏng tỏa. Nhưng trong nửa đầu năm, lo lắng về việc tăng trưởng yếu hơn được thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập, cũng như tác động tiêu cực đến tài sản từ lĩnh vực bất động sản — mọi người cảm thấy nhà của họ có giá trị thấp hơn — đã thúc đẩy mọi người tiết kiệm hơn là chi tiêu. Chi tiêu cho du lịch nội địa trong kỳ nghỉ lễ hội thuyền rồng vào tháng 6 thấp hơn so với mức trước đại dịch và doanh số bán ô tô trong tháng 6 giảm so với một năm trước. Một lực cản lớn khác đối với tiêu dùng là tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên là 21.3% - gấp bốn lần tỷ lệ ở thành thị. Điều đó một phần là do việc Bắc Kinh siết chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn trong những năm gần đây, đã lấy đi cơ hội việc làm béo bở của nhiều sinh viên trẻ mới tốt nghiệp.

5. Điều gì đang xảy ra với thị trường bất động sản?

Chính phủ đã cố gắng trấn áp các nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều vào năm 2020 để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính. Điều đó đã đưa giá nhà đất đi xuống và một số công ty yếu hơn đã vỡ nợ. Nhiều nhà phát triển ngừng xây dựng những ngôi nhà mà họ đã bán nhưng vẫn chưa giao nhà, khiến một số chủ sở hữu nhà ngừng trả các khoản thế chấp cho họ. Sự hỗn loạn này là một hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người Trung Quốc, những người từ lâu đã coi bất động sản là một khoản đầu tư chắc chắn. Các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra một kế hoạch giải cứu vào cuối năm ngoái, nhưng chính sách đó đã thất bại trong việc giải phóng cơn sốt mua sắm. Tính đến giữa năm 2023, giá nhà mới và nhà cũ giảm liên tục trong hơn một năm, nhưng không có dấu hiệu nhu cầu đang tăng trở lại. Các ngân hàng đã ứng trước số tiền nhỏ nhất trong gần một thập kỉ cho các hộ gia đình vay dài hạn vào năm ngoái và khoản vay đã giảm thêm 6% trong sáu tháng đầu năm nay, cho thấy có ít người vay thế chấp mới hơn. Vào tháng 7, Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chính sách hỗ trợ các nhà phát triển nhằm vực dậy lĩnh vực này, bao gồm cả việc cho phép hoãn trả nợ trong một năm. Tuy nhiên, lo ngại về thanh khoản khiến China Evergrande Group gục ngã vào năm 2021 vẫn ở đó, tiêu biểu là tại Country Garden Holdings Co., công ty từng là nhà phát triển lớn nhất cả nước tính theo doanh thu.

6. Chính phủ Trung Quốc đang làm gì?

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất vào tháng 6, một công cụ truyền thống để hỗ trợ tăng trưởng. Động thái bất ngờ này đẩy mạnh kỳ vọng về nhiều biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ hơn. Các biện pháp được đưa ra bao gồm nới lỏng hạn chế bất động sản, giảm thuế cho người tiêu dùng, đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn và khuyến khích các nhà sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Nhưng kể từ đầu tháng 7, những thay đổi chính sách xuất hiện nhiều hơn, chẳng hạn như kéo dài thời gian giảm thuế cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới đến năm 2027. Mức nợ công cao và những nỗ lực của chủ tịch Tập Cận Bình nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản — một phần trong nỗ lực thúc đẩy “sự thịnh vượng chung” của ông — có thể cản trở bất kỳ kế hoạch chi tiêu lớn nào. Các ngân hàng quốc doanh đã bắt đầu cung cấp các khoản vay LGFV với kỳ hạn cực dài và giảm lãi suất tạm thời để giúp ngăn chặn khủng hoảng tín dụng. Một số thành phố đã hạ thấp các yêu cầu thanh toán trước và loại bỏ các hạn chế về việc mua nhiều bất động sản để giúp vực dậy thị trường.

7. Triển vọng cho nền kinh tế Trung Quốc ra sao?

Tình trạng thừa cung nhà ở lớn có nghĩa là sẽ mất một thời gian để kích thích bất kì bất động sản nào chuyển sang hoạt động xây dựng. Với dân số ngày càng giảm và quá trình đô thị hóa chậm lại, có ít hơn những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhà ở tại Trung Quốc. Đồng nghĩa với việc nước này có thể phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng yếu kéo dài trong khi giải quyết các vấn đề nợ nần, giống như Nhật Bản đã làm trong “thập kỷ mất mát” sau khi vỡ bong bóng thị trường chứng khoán và bất động sản. Nhìn chung, các thách thức này có nguy cơ cản trở đà vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới của Trung Quốc, điều đã được chứng minh là có thể xảy ra vào đầu những năm 2030.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ