Tâm lý lạc quan đối với USD đang suy giảm khi kinh tế Mỹ hạ nhiệt
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Tâm lý lạc quan đối với USD đang nhanh chóng suy giảm khi có dấu hiệu kinh tế Mỹ đang hạ nhiệt, với một nhóm nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán ròng lần đầu tiên sau sáu tuần.
Theo dữ liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai, mặc dù các quỹ đầu cơ đòn bẩy vẫn đặt cược bullish đối với USD vào tuần trước, nhưng họ đã bị lấn át bởi lượng short USD lớn đến từ các nhà quản lý tài sản. Tổng cộng đã có 5.36 tỷ USD vị thế net short tính đến ngày 21/5. Con số này lớn hơn nhiều so với số lượng vị thế net long, khoảng 2.02 tỷ USD một tuần trước đó.
Dữ liệu lạm phát hàng tháng của Mỹ đã hạ nhiệt lần đầu tiên sau sáu tháng, đồng thời doanh số bán lẻ trì trệ trong tháng 4, làm tăng khả năng cắt giảm lãi suất của Fed. Các nhà đầu tư giờ đây sẽ chuyển sự chú ý sang chỉ số PCE để tìm thêm manh mối củng cố việc Fed sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách.
Carol Kong, chiến lược gia tiền tệ tại Commonwealth Bank of Australia, cho biết: “USD sẽ không ổn định trong thời gian tới, tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới của Mỹ. Nhưng tôi nghĩ trong tương lai, thị trường sẽ trở nên bearish hơn đối với USD Mỹ khi rõ ràng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.”
Tâm lý lạc quan đối với USD đang nhanh chóng suy giảm
USD suy yếu so với hầu hết các đồng tiền trong G-10 từ ngày 14 đến ngày 21/5, dẫn đến chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index giảm 0.4%. Trong tuần đó, các nhà đầu tư đã short USD và long EUR nhiều hơn trong khi giảm mức đặt cược bullish của USD so với GBP. Tuy nhiên vị thế long USDJPY vẫn tăng.
Rodrigo Catril, chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại National Australia Bank, cho biết, nếu dữ liệu PCE tiếp tục hạ nhiệt, Fed có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất, điều này sẽ làm suy yếu USD. Vì vậy, các nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với một đợt suy thoái mới của USD.
Các nhà đầu tư đang chuyển sang nắm giữ EUR và GBP nhiều hơn
Bloomberg