Tâm lý nhà đầu tư ngày càng lạc quan, phe gấu dần mất chỗ đứng
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Nhà đầu tư ngày càng lạc quan hơn về thị trường, bởi thị trường chứng khoán châu Âu sắp ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ đợt phục hồi sau đại dịch năm 2021.
Hiệu suất của thị trường trong tháng 2 khá ấn tượng, trái ngược với xu hướng suy yếu thường thấy trong nửa cuối tháng. Ngoài ra, thị trường cũng cho thấy những tín hiệu tích cực bởi khi chỉ số S&P 500 tăng trong 4 tháng mùa đông, hiệu suất của các tháng còn lại trong năm chưa bao giờ âm, và trung bình cả năm thường tăng khoảng 21%.
Sau đó, tương tự như năm 1995, một lần nữa Fed có thể bắt đầu chu kỳ hạ lãi suất giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mà không gây áp lực lạm phát. Nếu lịch sử lặp lại, một đợt tăng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Mặc dù vẫn tồn tại rủi ro khiến đà phục hồi hiện tại có thể chững lại, nhưng phe gấu đang dần nhượng bộ. Các chiến lược gia của HSBC trong tuần này đã từ bỏ quan điểm "né tránh" cổ phiếu. Max Kettner, Giám đốc chiến lược đa tài sản của HSBC, cho biết tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đã được đẩy lên mức cao, nhưng điều đó là "không đủ để thúc đẩy một đợt điều chỉnh đáng kể đối với loại tài sản rủi ro này" nếu không có "động lực rõ ràng".
Hiện tại, khả năng xảy ra một sự đảo ngược xu hướng tăng bất ngờ là khá thấp. Bối cảnh vĩ mô cũng như báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đều cho thấy triển vọng tích cực. Cuộc bầu cử ở Mỹ còn khá xa và khả năng bình luận của một ứng cử viên gây biến động thị trường là rất thấp. Mặt khác, rủi ro địa chính trị cũng là một điều đáng lo ngại, nhưng thị trường sẽ không phản ứng quá gay gắt trừ khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Trung Quốc đang tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ, và mặc dù rủi ro tín dụng ngân hàng đang được chú ý, nhưng ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực khác hiện nay còn hạn chế.
Một số chuyên gia cho rằng tốc độ tăng giá cổ phiếu hiện nay là dấu hiệu cần thận trọng. Tuy nhiên, rất khó để dự đoán thời điểm thị trường đạt đỉnh nếu nhìn vào lịch sử của chỉ số Nasdaq. Ngoài ra, tốc độ tăng giá hiện nay cũng chậm hơn so với giai đoạn bong bóng dot-com trước đây.
Thị trường đang ngày càng biến động khi phe bán đang dần áp đảo, khiến giá càng trở nên biến động. Chiến lược gia tại Normura nói rằng các trader đang bán ra 241 triệu USD/tháng, thúc đẩy tâm lý risk-on. Theo ngân hàng, điều đó xảy ra sau khi 6 tỷ USD rót vào các quỹ ETF phái sinh trong 2 tháng đầu năm.
Chuyên gia tại Normura Charlie McElligott cho biết môi trường hiện tại thuận lợi cho phe bán kiếm lời. Có thể thấy điều này qua việc chứng khoán Mỹ đã tăng tốc nhờ cơn sốt AI và kỳ vọng về nền kinh tế Goldilocks cho phép Mỹ hạ cánh mềm.
Mức call wall hiện nằm ngay trên mức giá giao ngay, và mức put call đang giao động quanh 4,900 - 4,950 điểm. Nếu S&P 500 điều chỉnh giảm, cần phải giảm khoảng 4% nữa mới chạm mức 4,900 và nếu thủng ngưỡng này thì sẽ giảm sâu hơn.
Các chiến lược gia của JPMorgan, dẫn đầu bởi Marko Kolanovic, cho biết: " Nhiều nhà đầu tư đang rất lạc quan và mua nhiều cổ phiếu hơn vì họ tin vào triển vọng của nền kinh tế trong thời gian tới." Hơn 50% nhà đầu tư được khảo sát cho biết họ đang nắm giữ lượng cổ phiếu cao hơn mức trung bình trong lịch sử. Bên cạnh đó, gần 40% nhà đầu tư dự định sẽ tiếp tục mua thêm cổ phiếu.
Một nửa chỉ số tâm lý của Goldman Sachs hiện ở trên phân vị thứ 80 so với lịch sử của chính họ. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang rất lạc quan và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, việc nhà đầu tư tập trung vốn vào một vài cổ phiếu cụ thể có thể mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao, theo các chiến lược gia của Goldman.
Bà Cecilia Mariotti nhận định: "Tâm lý lạc quan quá mức hiện nay có thể dẫn đến rủi ro trong ngắn hạn nếu thị trường gặp biến động bất ngờ. Tuy nhiên, vẫn còn dư địa để thị trường có thể tăng trưởng và tâm lý nhà đầu tư tiếp tục cải thiện nếu dòng tiền chảy mạnh vào các tài sản rủi ro và cổ phiếu bị định giá thấp".
Zerohedge