Tâm lý rủi ro được cải thiện sau phiên bán tháo kinh hoàng của thập kỷ và sự sụp đổ của giá dầu hôm qua! Liệu đây chỉ là hiệu ứng "Dead Cat Bounce"?

Tâm lý rủi ro được cải thiện sau phiên bán tháo kinh hoàng của thập kỷ và sự sụp đổ của giá dầu hôm qua! Liệu đây chỉ là hiệu ứng "Dead Cat Bounce"?

11:00 10/03/2020

Đồng Yên Nhật đã điều chỉnh giảm khỏi mức cao nhất ba năm khi nhu cầu cho “thiên đường trú ẩn” dịu bớt sau khi giá dầu có nhịp phục hồi trở lại và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đề nghị viện trợ cho các ngành công nghiệp bị dịch Covid-19 tấn công.

JPY suy yếu so với nhóm G-10 hôm nay do lợi suất kho bạc 10 năm của Mỹ tăng vọt trở lại sau khi Trump cho biết sẽ tìm cách cắt giảm thuế và hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tác động tiêu cực bởi virus.

Các công cụ kích thích tài khóa có thể sẽ giúp ổn định tâm lý thị trường. Nhưng giới đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi liệu những gì đang được hứa hẹn có đủ bù đắp cho tâm lý tiêu cực do virus gây ra hay không, và liệu các quốc gia trên toàn thế giới có thể đồng lòng để làm được một điều gì đó có ý nghĩa hay không.

Tỷ giá USD/JPY hôm qua giảm mạnh hơn 4% về mức 101.2 mức thấp nhất trong 3 năm do lợi suất của Mỹ sụp đổ và giá dầu lao dốc không phanh, tuy nhiên hiện đã phục hồi lên lại 103.60. Việc giá dầu giảm cũng hỗ trợ cho đồng JPY do Nhật là quốc gia nhập khẩu dầu lớn.

“Thị trường chứng khoán tiếp tục có những tâm lý căng thẳng và chính quyền Nhật Bản sẽ tiếp tục theo dõi biến động của tỷ giá một cách sát sao”, một quan chức BOJ cho biết sáng nay.

Hiện nay xu hướng của JPY đang phụ thuộc vào lợi suất Mỹ và giá dầu. Với việc lãi suất ngắn của Mỹ có thể quay về 0 trong thời gian tới, và giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực thì JPY nhiều khả năng vẫn sẽ là đồng tăng mạnh nhất nhóm G-10 trong thời gian tới. Dự báo tỷ giá USD/JPY có thể biến động trong biên độ 99/105 trong tháng Ba.

Các diễn biến chính của thị trường:

- Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ hôm qua giảm mạnh từ 0.75% về 0.32%, sau đó tăng trở lại 0.70% và hiện ở mức 0.63%.

- Chỉ số Dollar Index (DXY) hôm qua giảm 1.3% về 94.7 do lợi suất Mỹ sụp đổ, tuy nhiên hiện đã tăng lại mức 95.4

- Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến sự kích hoạt “ngừng giao dịch tự động” hôm qua khi SP500 vừa vào phiên rơi 7%, sau đó có hồi nhẹ nhưng đến cuối phiên giảm trở lại. Chốt phiên SP500 giảm 7.6%, Dowjones giảm 7.79%, Nasdaq giảm 7.29%. Khối lượng giao dịch phiên hôm qua được ghi nhận ở mức rất cao. Tuy nhiên tâm lý rủi ro cải thiện trong phiên châu Á sáng nay khi các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đang tăng khoảng 2%.

- Dầu thô WTI hôm qua sau khi mở phiên giảm từ $42/thùng về $27/thùng do sự đổ vỡ trong đàm phán OPEC+ đã tăng trở lại $33.17/thùng thời điểm hiện tại (tăng 6.55% hôm nay). Dầu Brent hôm qua giảm từ $46/thùng về $31/thùng sau đó phục hồi về mức $36.89/thùng (tăng 7.36% hôm nay). Tuy nhiên động thái của giá dầu đang phụ thuộc sâu sắc vào sự chia rẽ của Ả Rập Xê Út và Nga, do đó đà tăng trở lại có thể chỉ là hiệu ứng tồn tại ngắn, áp lực giảm vẫn sẽ khá cao trong thời gian tới. Một điều đáng chú ý là khối lượng giao dịch dầu Brent qua các hợp đồng quyền chọn tăng lên mức cao nhất lịch sử.

- Vàng mở phiên hôm qua tăng lên mức $1703/oz nhưng không thể duy trì và có lúc giảm trở lại $1657/oz. Hiện giá vàng đang tích luỹ trong biên độ $1660-1685. Vàng đang chứng kiến “Whipsaw Price Action” khi không có sự tương quan cao với các tài sản liên thị trường. Tuy nhiên các quỹ ETF tiếp tục mua vào ở mức kỷ lục, và triển vọng lợi suất toàn cầu giảm vẫn sẽ hỗ trợ cho vàng trong dài hạn. Tuy nhiên những biến động trong ngắn hạn của vàng được cảnh báo là tương đối khó lường.

- CAD là đồng yếu nhất nhóm G-10 hôm qua, giảm hơn 2% so với USD khi đồng “high beta” này chịu áp lực mạnh từ việc giá dầu sụt giảm. Biến động của Loonie trong ngắn hạn sẽ bị chi phối chủ yếu bởi giá dầu. CAD đang ở mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.

- Euro hôm qua tăng 1.4% so với USD, có lúc tăng lên tới 1.150 và giảm do lợi suất Mỹ phục hồi. Chênh lệch lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ-Đức thu hẹp sâu đã kích hoạt rất nhiều vị thế “Short Covering” cho hoạt động carry trade khiến tỷ giá EUR/USD tăng lên mạnh mẽ. Bất chấp dịch Corona đang ở mức độ bùng phát cao tại Italy và ECB dự kiến giảm lãi suất 10 điểm cơ bản tuần này, thị trường vẫn chú ý hơn vào sự suy yếu của USD do biến động cao của lợi suất Mỹ. Dự báo tỷ giá EUR/USD sẽ tích luỹ trong biên rộng 1.1300/1.1550 trước thời điểm cuộc họp ECB thứ Năm.

- Tỷ giá AUD/USD chứng kiến phiên giao dịch “siêu biến động” hôm qua, mở phiên giảm 4.5% về 0.6320 sau đó bật tăng ngược 5.7% trước khi giảm lại vùng 0.6570 sáng nay. Hôm qua các vị thế Short AUD/JPY - vốn được coi là thước đo tâm lý rủi ro, bị kích hoạt khi thị trường Equity bán tháo, khiến Aussie suy yếu trên diện rộng. Biến động 2 chiều của Aussie hôm qua được ghi nhận do hệ thống Algo trên toàn thế giới, trong điều kiện thanh khoản “dễ tổn thương”. Thủ tướng Úc mới đưa ra cảnh báo tác động của virus Corona có thể lớn hơn cả tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính khác, và chính phủ sẽ đưa ra gói hỗ trợ nhiều tỷ đô trong tuần này. Bức tranh rộng vẫn sẽ không hỗ trợ cho đồng “high beta” như AUD, và đồng tiền này có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới so với nhóm các đồng như EUR hay JPY.

- Tỷ giá NZD/USD biến động khá tương đồng với AUD/USD, giảm từ 0.6340 về 0.6020 và tăng vọt lên 0.6450, trước khi giảm lại mức 0.6316 thời điểm hiện tại. Thống đốc RBNZ Adrian Orr sẽ công bố các công cụ chính sách tiền tệ mới không theo thông lệ, bao gồm cả việc mua vào ngoại tệ khác để làm giảm giá đồng NZD. RBNZ dự kiến sẽ hạ lãi suất vào ngày 25/3 tới. Triển vọng của đồng tiền hàng hoá như Kiwi được kỳ vọng vẫn sẽ theo chiều hướng đi xuống trong thời gian tới.

- Tỷ giá GBP/USD sau khi tăng vọt từ 1.2960 lên 1.320 đã giảm trở lại và đi ngang quang vùng 1.3060. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) vẫn được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất trong kỳ họp tháng Ba, nhưng nếu trong trường hợp số ca nhiễm virus Corona tăng đột biến, BoE có thể sẽ đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thứ Tư tuần này, vì có vẻ như BoE và kho bạc nhà nước Anh đang hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm ứng phó kịp thời với tình hình dịch bệnh hiện nay. Câu chuyện đàm phán EU-UK vẫn sẽ còn nhiều thách thức trong thời gian tới, do đó biến động của Sterling được kỳ vọng đi ngang trong biên rộng 1.290/1.320 trong tuần này.

Đánh giá chung: Chúng tôi đánh giá đây chỉ là sự phục hồi theo hiệu ứng kỹ thuật "Dead Cat Bounce". Giá dầu sẽ trở lại xu hướng giảm trong thời gian tới và các tài sản trú ẩn như JPY, lợi suất kho bạc Mỹ và vàng vẫn sẽ hưởng lợi. Rất nhiều từ "kỷ lục" xuất hiện trên truyền thông trong phiên giao dịch hôm qua có lẽ chỉ là sự đánh dấu cho một chu kỳ "Risk off" mới.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Lãi suất cho vay ở Trung Quốc ổn định, PBOC duy trì chính sách tiền tệ thận trọng

Trong bối cảnh biên lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng, các ngân hàng tại Trung Quốc tiếp tục duy trì lãi suất cho vay ở mức hiện tại trong tháng 9. Quyết định này cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn thận trọng trong việc tung thêm các biện pháp kích thích kinh tế.
BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

BoJ giữ nguyên lãi suất, thị trường chờ đợi động thái tiếp theo

BoJ đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ hiện hành trong cuộc họp hôm nay. Quyết định này thể hiện sự thận trọng của BoJ sau khi thị trường chứng kiến sự biến động mạnh mẽ sau đợt tăng lãi suất hồi tháng 7. Mặc dù vậy, BoJ vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tương lai để đối phó với những thay đổi của nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ