Tâm lý rủi ro quay trở lại trên thị trường hàng hoá sau khi Credit Suisse được mua lại

Tâm lý rủi ro quay trở lại trên thị trường hàng hoá sau khi Credit Suisse được mua lại

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:25 20/03/2023

UBS cuối cùng đã đồng ý mua lại đối thủ sau một tuần đầy hỗn loạn. Các ngân hàng trung ương bơm thanh khoản dollar Mỹ trên thị trường

Tâm lý rủi ro quay trở lại trên thị trường hàng hoá sau khi Credit Suisse được mua lại
Tâm lý rủi ro quay trở lại trên thị trường hàng hoá sau khi Credit Suisse được mua lại

Thị trường hàng hóa đang dần quay lại với tâm lý rủi ro một cách thận trọng, sau một cuối tuần đầy “drama” với sự can thiệp từ các ngân hàng trung ương khi UBS Group AG đồng ý mua Credit Suisse Group AG và các ngân hàng trung ương tăng thanh khoản đồng USD.

Giá dầu thô tăng trở lại khi giảm 12% vào tuần trước, trong khi giá đồng kỳ hạn cũng tăng. Vàng - vốn đã được hưởng lợi từ tình trạng hỗn loạn với mức tăng lên tới 2,000 USD/ounce - đã giảm tới 0,7% trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần.

Sau lần đạt đỉnh vào năm ngoái khi Nga xâm lược Ukraine, chỉ số Bloomberg Commodities Spot Index đã mất hơn 1/4 giá trị do lo ngại về suy thoái trên toàn cầu, lãi suất tăng cao và lượng bán tháo khí tự nhiên khổng lồ. Khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng - với sự sụp đổ của một số ngân hàng ở Hoa Kỳ và cả Credit Suisse đã làm chỉ số này giảm sâu hơi nữa, mặc dù vàng thỏi được hưởng lợi.

Cuối tuần vừa rồi, với lo ngại khủng hoảng niềm tin có nguy cơ lan rộng khắp các thị trường tài chính, chính phủ Thụy Sĩ đã đứng ra dàn xếp thoả thuận giữa Credit Suisse và UBS, đồng thời bảo đảm cho những tổn thất tiềm ẩn từ tài sản mà UBS đang tiếp quản. Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang và năm ngân hàng trung ương khác đã công bố các hành động phối hợp nhằm tăng tính thanh khoản trong các hợp đồng hoán đổi đồng đô la.

Đà sụt giảm của hàng hoá tiếp tục bất chấp sự tái xuất mạnh mẽ của Trung Quốc sau khi các quan chức từ bỏ chính sách Covid Zero vốn kìm hãm tiêu dùng trước đó. Tuần trước, Bắc Kinh đã cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ tại ngân hàng trung ương để hỗ trợ cho vay và đẩy mạnh phục hồi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ