Tầm nhìn Việt Nam: Sẵn sàng bật lên đón Quý 4
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Đà phục hồi của Việt Nam đã sẵn sàng tăng tốc trong quý 4, theo các chỉ báo cao tần mà chúng tôi theo dõi.
Dữ liệu đến ngày 18 tháng 10 cho thấy mức độ hoạt động hồi phục nhanh chóng về ngưỡng trước khi tái thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội vào cuối tháng 7. Tại thời điểm này, tăng trưởng quý 4 dường như đang trên đà tăng tốc lên 4.5%-5.5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 2.62% vào quý 3.
Nền kinh tế Việt Nam đã tránh được sự sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoài tính đến hết Quý 3 năm nay, không giống như các nền kinh tế lớn hơn ở Đông Nam Á. Một phần của điều này là do chính phủ nhanh chóng và sắc bén trong triển khai các biện pháp giãn cách xã hội để kiểm soát đà bùng phát của Covid-19.
Theo quan điểm của chúng tôi, các khoản đầu tư cũng có thể bền vững hơn. Đó là nhờ sự ổn định trong hỗ trợ phát triển bởi nhà nước, tái phân bổ các chuỗi cung ứng quan trọng đã được tiến hành và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước trung và dài hạn.
Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 2.9% vào năm 2020. Đối với năm 2021, chúng tôi dự báo mức tăng trưởng là 6.3%.
Chỉ tiết:
- Các ca nhiễm Covid-19 mới được xác nhận của Việt Nam tăng cao hơn trong những tuần gần đây, tăng 25 ca trong bảy ngày tính đến ngày 18 tháng 10. Đó là mức tăng lớn nhất kể từ giữa tháng 8.
- Mặc dù vậy, số người chết do virus vẫn ở mức thấp, giữ ở mức 0 kể từ đầu tháng 9.
- Các biện pháp hạn chế di chuyển, được đo bởi ứng dụng truy dấu Covid-19 của Chính phủ, theo Oxford, đã được nới lỏng đáng kể vào tháng 10, sau khi tái thắt chặt vào tháng 8 và tháng 9 để ngăn chặn sự bùng phát.
- Dữ liệu của bên thứ ba cho thấy đại dịch vẫn đang có tác động tiêu cực đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam, mặc dù dần dần trở nên ít nghiêm trọng hơn. Đối với vận tải, một thước đo bao quát của hoạt động kinh tế, dữ liệu di chuyển từ Apple và Google đến nay cho thấy sự cải thiện tăng trung bình 20% trong Quý 4 so với Quý 3. Hoạt động của các trạm trung chuyển trong tháng 10 cho đến nay đã giảm khoảng 8.6% so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, các chỉ số về lái xe và đi bộ cho thấy tỷ lệ tăng trưởng trở lại mức ngay trước khi phong tỏa vào tháng Tám.
- Hoạt động bán lẻ và giải trí cho đến nay giảm trung bình 14% trong quý 4, so với khoảng thời gian từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2, tương tự so với quý 3. Các tìm kiếm trên web của người Việt Nam liên quan đến du lịch đã giảm 33% vào đầu quý 4 so với năm trước, theo dữ liệu của Google Trend, gần với mức sụt giảm trung bình 30% trong quý 3.
- Biến động của thị trường tài chính đã giảm bớt kể từ cuộc khủng hoảng vào tháng 3, nhưng tâm lý chuộng rủi ro vẫn dễ bị tổn thương nếu xuất hiện những khó khăn trong nghiên cứu vắc xin Covid-19. Thị trường chứng khoán của Việt Nam tăng 5.7% tính theo VNĐ cho đến nay trong quý 4, theo sau mức tăng 9.7% trong quý 3 và 24.5% trong quý 2. Mặc dù vậy, người nước ngoài vẫn bán ròng, với dòng vốn “chảy ra” từ chứng khoán khoảng 119 triệu đô la trong quý 4 và lượng bán ra theo năm đạt 344 đô la tính đến ngày 18 tháng 10. Đồng Việt Nam vẫn duy trì tỷ giá ổn định so với đô la Mỹ.