Tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc có thể chậm lại, đòi hỏi nhiều biện pháp kích thích hơn
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại trong quý đầu tiên do suy thoái bất động sản kéo dài và niềm tin suy yếu của khu vực tư nhân đè nặng lên nhu cầu, buộc các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn.
GDP Trung Quốc được dự kiến tăng 4.6% trong quý I so với năm ngoái, chậm lại từ mức 5.2% và chạm mức yếu nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2023.
Kinh tế Trung Quốc đã phải chật vật để đạt được sự phục hồi bền vững sau đại dịch, đồng thời họ cũng chịu gánh nặng bởi sự suy thoái bất động sản kéo dài, các khoản nợ công gia tăng và chi tiêu yếu kém của khu vực tư nhân.
Trung Quốc đã đặt mục tiêu GDP tăng trưởng khoảng 5% cho năm nay, mục tiêu này được cho là đầy tham vọng, một phần vì tốc độ tăng trưởng của 2023 cao do năm 2022 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID.
Trung Quốc đã có một khởi đầu ổn định trong năm nay, khiến một số nhà phân tích lạc quan về kết quả tăng trưởng của năm 2024. Tuy nhiên dữ liệu tháng 3 về xuất khẩu, lạm phát và cho vay ngân hàng cho thấy động lực tăng trưởng này có thể chững lại, thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn để hỗ trợ nhu cầu.
Tông Lương, giám đốc nghiên cứu tại Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, cho biết: “Tôi nghĩ tăng trưởng GDP quý I có thể cao hơn dự kiến. Mục tiêu tăng trưởng năm nay vẫn trong tầm tay vì chúng tôi vẫn có thể đưa ra những chính sách hỗ trợ khác.”
Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 1.4% trong quý I/2024, cao hơn so với mức 1.0% trong tháng 10-12/2023.
Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc được dự đoán sẽ chậm lại trong quý I
Dữ liệu GDP sẽ có vào thứ Ba. Cả sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ được dự báo sẽ đều chậm lại.
Theo các cuộc khảo sát, kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 4.6% trong năm 2024 và không đạt được mục tiêu 5.0%.
Tuần trước, Fitch đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống tiêu cực, với lý do rủi ro đối với tài chính công khi Bắc Kinh chi tiêu nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và sản xuất công nghệ cao, trong bối cảnh nước này chuyển hướng khỏi lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ Trung Quốc đang dựa vào công việc xây dựng cơ sở hạ tầng để giúp vực dậy nền kinh tế khi người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu và các doanh nghiệp thiếu tự tin để mở rộng.
Trung Quốc đã đặt ra hạn ngạch năm 2024 cho việc phát hành trái phiếu đặc biệt ở mức 3.9 nghìn tỷ nhân dân tệ (538.79 tỷ USD), cao hơn so với mức 3.8 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái. Bắc Kinh cũng có kế hoạch phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt với kỳ hạn siêu dài để hỗ trợ một số lĩnh vực quan trọng.
PBoC đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế trong năm nay và thúc đẩy giá cả phục hồi.
Các nhà phân tích dự đoán PBoC sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) thêm 25 bps trong quý 3, đưa tổng mức cắt giảm lên lớn nhất trong hai năm. PBoC cũng có thể mua và bán trái phiếu trong tương lai để điều tiết nền kinh tế.
Reuters