Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản bị điều chỉnh giảm do đầu tư, tiêu dùng suy yếu

Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản bị điều chỉnh giảm do đầu tư, tiêu dùng suy yếu

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

10:42 08/09/2023

Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ chậm hơn so với ước tính ban đầu do các doanh nghiệp và người tiêu dùng chi tiêu ít hơn. Mức tăng trưởng yếu ớt của quý trước được công bố khi Thủ tướng Fumio Kishida cân nhắc các biện pháp hỗ trợ tiếp theo.

GDP quý II tăng 4.8% so với cùng kỳ với việc tăng trưởng gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu nước ngoài. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức sơ bộ 6% và dự báo 5.6%.

Dữ liệu về chi tiêu của doanh nghiệp đã được chỉnh sửa cho thấy chi tiêu giảm 1%. Trước đây, chính phủ ước tính rằng đầu tư vốn không thay đổi so với quý đầu tiên. Chi tiêu tiêu dùng sau điều chỉnh cũng giảm nhiều hơn mức dự báo ban đầu.

Dữ liệu cũng cho thấy tăng trưởng tiền lương giảm đáng kể khiến tiền lương thực giảm 2.5% sau khi tính đến tác động của lạm phát.

Số liệu hôm thứ Sáu cho thấy tình hình trong nước trì trệ đang cản trở sự phục hồi của đất nước. Điều này ủng hộ quan điểm của ông Kishida rằng các hộ gia đình và công ty cần được hỗ trợ nhiều hơn khi họ phải chối chọng với lạm phát.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng nhận thấy sự suy yếu trong chi tiêu trong nước. Vì vậy họ đề cao việc chính sách nới lỏng tiếp tục được duy trì để kích thích tiêu dùng khi triển vọng nhu cầu thế giới mờ nhạt do tốc độ suy thoái ở Trung Quốc và chính sách thắt chặt tiền tệ ổn định ở các nền kinh tế chủ chốt khác.

Taro Saito, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Viện nghiên cứu NLI, cho biết: “Như số liệu trước đó, lạm phát toàn phần đang tăng mạnh, dẫn tới lãi suất thực tế âm. Tôi dự đoán nền kinh tế sẽ suy thoái trong quý 3 do nhu cầu thế giới giảm.”

Xem xét kỹ hơn dữ liệu cho thấy mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 12.9% và nhập khẩu giảm đã giúp con số tăng trưởng chung trở nên sáng sủa hơn, trong khi các công ty và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu nhiều hơn so với ước tính ban đầu.

Tăng trưởng kinh tế vẫn cao hơn so với trước đại dịch và trước đợt tăng thuế bán hàng cuối năm 2019, nhưng chi tiêu khu vực tư nhân vẫn ở thấp hơn lúc đó và xét trên thực tế vẫn yếu hơn so với mùa hè năm 2014.

Khi lạm phát hơn 3% ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình, các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng quá trình phục hồi sau đại dịch có nguy cơ bị đình trệ, đặc biệt nếu tình trạng suy thoái toàn cầu vẫn tiếp diễn. Điều đó tạo thêm lý do để Kishida tăng cường các biện pháp hỗ trợ hiện có và đưa ra một số biện pháp cứu trợ kinh tế, với việc xếp hạng tín nhiệm giảm của ông đã tạo thêm động lực để hành động.

Kenta Domoto, nhà tư vấn tại Viện nghiên cứu Mitsubishi, cho biết: “Giá dầu hiện tại và biến động tiền tệ đang dẫn đến lạm phát nhanh hơn dự kiến. Nếu không có trợ cấp của Kishida, người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với tình trạng giá xăng tăng vọt. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến tâm lý người tiêu dùng.”

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cũng nhận thấy có đủ yếu tố dẫn đến tăng trưởng ngay cả khi nền kinh tế suy yếu trong thời gian này, cho thấy Kishida không cần phải đửa ra các biện pháp chi tiêu mạnh tay cho nền kinh tế.

Số liệu do Văn phòng Nội các công bố vào tuần trước cho thấy nhu cầu cỉa nền kinh tế đã bắt đầu vượt xa nguồn cung, một yếu tố sẽ giúp hỗ trợ mức tăng giá lâu dài và giúp ổn định tăng trưởng kinh tế. Trước đây, sự thiếu hụt về nhu cầu thường dẫn tới việc chính phủ chi tiêu thêm. Đối với Saito, điều này cho thấy không cần thêm nhiều gói kinh tế khác từ chính phủ.

Dữ liệu tiền lương chỉ cho thấy mức lương danh nghĩa tăng 1.3% trong tháng 7, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng khi ngân hàng trung ương mong muốn mức lương cao hơn để củng cố xu hướng ổn định của lạm phát. Sức mua yếu hơn cũng sẽ hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng trong tương lai.

Mức tăng lương theo giờ 4% đối với những người lao động bán thời gian là một dấu hiệu đáng khích lệ hơn về đà tăng trưởng trong phân khúc lực lượng lao động đó.

Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng, đặc biệt là tỷ giá USDJPY tăng cao, điều đã thúc đẩy sự can thiệp vào thị trường tiền tệ vào năm ngoái. Một đợt trượt giá của JPY nữa làm tăng thêm tác động xấu tới lạm phát, gây áp lực cho cả Kishida và BOJ. Đồng JPY giảm có thể khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, ảnh hưởng nặng nề hơn đến các hộ gia đình.

Saito nói: “Tôi không nghĩ BOJ cần thay đổi chính sách của mình theo hướng bình thường hóa. Nhưng có thể cần phải thực hiện chính sách linh hoạt hơn do giá dầu tăng và JPY yếu đi rất nhiều.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ