Tăng trưởng lương ở EU đã chậm lại trong quý 4/2023

Tăng trưởng lương ở EU đã chậm lại trong quý 4/2023

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

10:08 21/02/2024

ECB cho biết mức tăng lương ở EU ở mốc 4.5% vào cuối năm 2023 - xoa dịu lo ngại rằng việc tăng lương có thể khiến lạm phát vượt quá mục tiêu.

Mặc dù vẫn ở mức cao nhưng mức tăng trưởng tiền lương trong quý 4 đã giảm so với mức kỷ lục 4.7% ở EU được ghi nhận trong ba tháng trước đó.

Chỉ số báo hiệu áp lực chi trả bằng cách thu thập dữ liệu chưa được chuẩn hóa - được mong đợi nhiều hơn trong lần công bố này khi các quan chức ở Frankfurt coi chi phí lao động là yếu tố chính trong việc quyết định thời điểm cắt giảm lãi suất.

Tuy nhiên, nhiều người thậm chí còn muốn chờ đợi số liệu trong quý 1/2024 dự kiến công bố vào tháng 5 trước khi chấp thuận nới lỏng chính sách tiền tệ.

Trưởng bộ phận vĩ mô toàn cầu tại ING Carsten Brzeski cho biết: “Việc tăng trưởng tiền lương chậm lại vào cuối năm 2023 sẽ mang lại phần nào nhẹ nhõm rằng vòng xoáy đáng lo ngại giữa giá cả - tiền lương sẽ không diễn ra ở EU”. Nhưng "ECB chắc chắn sẽ muốn chờ dữ liệu tăng trưởng tiền lương quý 1/2024 trước khi quyết định cắt giảm lãi suất. Không có lý do gì để thay đổi quyết định của họ về đợt cắt giảm đầu tiên vào tháng 6.”

Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuần trước đã chỉ ra mức lương là “một động lực ngày càng quan trọng của các xu hướng lạm phát trong những quý tới”, đồng thời cảnh báo về “những quyết định vội vàng” trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ mà không đảm bảo rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2%.

Bà cho biết, công cụ theo dõi tiền lương trong tương lai của ECB tiếp tục báo hiệu những áp lực mạnh mẽ, nhưng các thỏa thuận cho thấy một số sẽ chững lại trong quý 4/2023.

Vào tháng 12, ECB dự kiến mức tăng trưởng tiền lương danh nghĩa sẽ dần giảm theo thời gian - từ 5.3% trong năm 2023 xuống còn 3.3% vào năm 2026, tính theo tiền lương cho mỗi nhân viên.

ECB dự đoán mức tăng lương sẽ bị hạn chế khi các công ty chuyển các chi phí cao hơn cho người tiêu dùng với tốc độ chậm hơn. Nhưng trong khi một số quan chức thấy điều này đang xảy ra thì những người khác như Robert Holzmann của Áo — lập luận rằng các công ty khó chấp nhận được việc tăng chi phí tiền lương.

Thành viên Hội đồng điều hành ECB Isabel Schnabel vào thứ Sáu đã tranh luận rằng năng suất yếu "làm trầm trọng thêm các tác động của sự tăng trưởng mạnh mẽ của tiền lương danh nghĩa gây ra đối với chi phí lao động trên mỗi đơn vị của các công ty," gia tăng rủi ro các công ty chuyển chi phí tiền lương cao hơn sang người tiêu dùng và trì hoãn lạm phát quay trở về mục tiêu 2%.

Năm 2023 ECB cho biết mức lương thỏa thuận tăng 4.5%, tăng từ 2.9% trong năm 2022 và 1.4% trong năm 2021.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ