Tập đoàn Apple có thể đã là một Coca Cola thứ hai!
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Trong một xu hướng đảo ngược, các cổ phiếu giá trị đang phát triển mạnh so với các cổ phiếu tăng trưởng, đáng chú ý nhất là những công ty công nghệ lớn. Cố phiếu tăng trưởng có thể đã chùng xuống sau một chuỗi tăng giá kéo dài một thập kỷ. Nhưng khi các nhà đầu tư đổ xô vào chúng, có thể họ đã quên rằng cổ phiếu công nghệ cũng đã luôn áp dụng chiến lược cổ phiếu giá trị.
Tính đến cuối ngày thứ Tư, Chỉ số Cổ phiếu Giá trị S&P 500 đã tăng 72% kể từ mức đáy tháng 3 năm 2020, chỉ kém một chút so với mức tăng 80% của Chỉ số Cổ phiếu Tăng trưởng S&P 500. Từ đầu năm, cổ phiếu giá trị đã có kết quả hoạt động vượt trội so với cổ phiếu tăng trưởng. Câu hỏi đặt ra là liệu những mức tăng được củng cố nhờ tâm lý thị trường đó có thể kéo dài một khi nền kinh tế bắt kịp thị trường chứng khoán hay không. Rốt cuộc, người lái xe chỉ có thể sử dụng từng đó xăng, và du khách cũng chỉ có thể nghỉ bấy nhiêu lần.
Điều này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên vì cổ phiếu giá trị thường hoạt động vượt trội hơn trong thời kỳ hậu suy thoái. Howard Marks-nhà đầu tư nổi tiếng trong lĩnh vực chứng khoán doanh nghiệp gặp khó khăn cho rằng cổ phiếu giá trị được "củng cố bởi dòng tiền hiện tại” nên nó an toàn và được bảo vệ tốt hơn. Cổ phiếu tăng trưởng, mặt khác, phụ thuộc vào "dòng tiền trong tương lai xa" và “các mô hình kinh doanh chưa chưa chính thống”.
Trong năm ngoái, cổ phiếu công ty công nghệ lớn đã nổi lên như một nới trú ẩn của thị trường chứng khoán đến mức giờ đây nó đã gần giống như trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ. Chìa khóa cho sự hấp dẫn của nó là lượng tiền mặt khổng lồ và các nguồn doanh thu đa dạng. Theo định nghĩa của Marks, điều này khiến cổ phiếu công nghệ có vẻ giống với định nghĩa của cổ phiếu giá trị hơn là cổ phiếu tăng trưởng. Sự khác biệt duy nhất là cổ phiếu công nghệ sử dụng ít vốn hơn. Thêm vào đó là kỳ vọng rằng cổ phiếu công nghệ vẫn sẽ có sức ảnh hưởng đến xã hội có khả năng sẽ tiếp tục được tăng lên và các mô hình kinh doanh của chúng cũng không bị đặt quá nhiều câu hỏi. Tuy nhiên, những lo ngại nằm ở thị giá!
Vô số các phép so sánh đã được thực hiện đối với bong bóng dotcom (bong bóng thị trường cổ phiếu khi các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao) và càng nhiều sự so sánh hơn trong vài tuần qua khi lợi suất tăng mạnh, gây áp lực cho cổ phiếu. Mặc dù sự tương đồng là có, nhưng chúng ta cũng nên nhìn xa lại về quá khứ hơn một chút - như khoảng 50 năm trước. Đương nhiên, phép so sánh với lịch sử sẽ đi kèm với những hạn chế, vì cả thị trường và nền kinh tế cơ bản ngày nay trông rất khác nhau. Nhưng các điểm tương đồng cho thấy chúng ta có thể đã nhìn nhận sai về cổ phiếu công nghệ.
Vào cuối những năm 1960, 50 công ty đang phát triển nhanh được biết đến với cái tên Nifty Fifty đã thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng và đạt mức định giá cực cao, chỉ để rồi sụp đổ nhiều năm sau đó. Một số không sống sót như Polaroid, số còn lại hiện mang những tên như Coca-Cola, Walmart, Disney. Một vài cái tên trong số những công ty đã “sống sót” đó đã rơi vào “cái bóng” của cổ phiếu "giá trị" dù đã từng là cổ phiếu tăng trưởng của thời đại!. Họ đã chọn cách mở rộng doanh thu một cách ổn định thay vì thực hiện những cú nhảy vọt
Như Marks đã chỉ ra, một nửa trong số những cổ phiếu được gọi là không thể phá vỡ đó "đã thu về lợi nhuận đáng nể trong 25 năm. Điều này cho thấy việc định giá cao cơ bản có thể được chứng minh là hợp lý."
Bất kể cố phiếu tăng trưởng có thịnh hành hay không, nếu cổ phiếu công nghệ được xem xét theo đúng nghĩa của chúng - an toàn, đáng tin cậy và có giá trị - thì Apple có thể sẽ tiếp bước của Coca-Cola. Một ngày nào đó, nó có thể phải trải qua một thị trường khó khăn thực sự và sụp đổ giống như Nifty Fifty đã từng. Nhưng đừng lo, điều ấy vẫn chưa xảy ra!
Kriti Gupta