Tất tần tật những điều bạn cần biết về mùa báo cáo thu nhập quý II
Trong tuần trước, thị chường chứng khoán tăng điểm mạnh dựa vào sự lạc quan từ kỳ vọng về các gói kích thích mới. Nhưng tuần này sẽ là một thử thách khó khăn đối với giới đầu tư
Từ báo cáo thu nhập, chính sách cho đến chính trị, thị trường sẽ tiêu hóa chúng trước khi chúng được công bố và các kết quả sẽ không được quan tâm nếu như không có gì quá bất ngờ. Mặc dù thị trường chứng khoán có đôi chút khởi sắc trong phiên đầu tuần hôm qua, nhưng khẩu vị rủi ro của thị trường có thể dễ dàng bị thay đổi với một liều thuốc thử đầy bất ngờ mang tên “báo cáo thu nhập”.
Báo cáo thu nhập quý II có thể khiến cho mọi điều trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là các bình luận đi kèm của các công ty tại Mỹ sẽ rất quan trọng. Lợi nhuận của các công ty được dự báo là sẽ sụt giảm mạnh ngoại trừ các công ty trong lĩnh vực về y tế và công nghệ, nhưng những thiệt hại này đã là trong quá khứ. Các gói kích thích được tung ra và dẫn dắt cho sự phục hồi của nền kinh tế, đây cũng là lý do chính cho việc thị trường dự đoán chỉ số EPS (lợi nhuận trên 1 cổ phiếu) trong năm 2021 sẽ là 26% cho S&P500 và 36% cho Stoxx, nhưng liệu dự đoán này có đúng hay không? Triển vọng của các công ty trong mùa báo cáo thu nhập lần này sẽ là câu trả lời. Gần 40% công ty trong chỉ số S&P500 đã hủy kế hoạch công bố lợi nhuận dự kiến của năm 2020.
Mùa báo cáo thu nhập này cũng có thể sẽ là tín hiệu quan trọng khiến cho các Ngân hàng Trung ương giữ nguyên chính sách của họ. Tăng trưởng lạm phát yếu và không chắc chắn trong phục hồi kinh tế có thể gợi ý rằng câu thần chú “cố gắng hết sức có thể” của các Ngân hàng Trung ương sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng. Các lời phát biểu và các tín hiệu không rõ ràng, xen lẫn về sự lạc quan của triển vọng kinh tế có thể sẽ khiến cho tâm lý thị trường khó có thể quá tích cực. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) sẽ có bài phát biểu trong ngày hôm nay và cuối tuần chúng ta sẽ có hội nghị thượng đỉnh của EU – một liều thuốc thử khác cho sự lạc quan của thị trường.
Thước đo sự phục hồi của kinh tế có thể bị xen lẫn bởi các tin tức tiêu cực như nỗi sợ hãi về số ca tử vong tăng lên đáng kể do Covid-19 và các rủi ro địa chính trị vẫn tiếp tục. Mặc dù xu hướng chính của USD đang là giảm, nhưng việc các vị thế Long EUR đang đạt đỉnh thời gian gần đây có thể sẽ gây tổn thương cho đồng tiền chung Châu Âu nếu dữ liệu đưa ra không như kỳ vọng. Đây có thể sẽ không phải là điều duy nhất có thể gây thất vọng cho thị trường, chúng ta còn phải chờ xem các công ty tại Mỹ sẽ nói gì sau các bản báo cáo thu nhập của họ.