Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về giao dịch với kênh giá (Phần 1)
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Kênh giá là một công cụ hữu ích để giúp bạn duy trì sự tập trung. Không giống như nhiều chỉ báo giao dịch khác, kênh giá được vẽ trực tiếp dựa trên hành động giá. Thay vì làm bạn mất tập trung vào một bức tranh quá rộng và phức tạp, các kênh giá cung cấp một khuôn khổ hữu ích để giới hạn và phân tích chuyển động của thị trường.
Các loại kênh giá phổ biến được sử dụng trong phân tích kỹ thuật bao gồm:
- Kênh hồi quy tuyến tính.
- Kênh giá theo đường MA.
- Kênh giá theo trendline.
Bất kể công cụ kênh yêu thích của bạn là gì, có bốn cách chủ yếu để giao dịch chúng.
- Giao dịch theo xu hướng
- Giao dịch đảo chiều
- Giao dịch trong kênh sideway.
- Giao dịch breakout.
Bốn cách tiếp cận này phù hợp với các loại thiết lập giao dịch cơ bản, mà chúng ta sẽ cùng tiếp hiểu ngay sau đây.
# 1: GIAO DỊCH THEO XU HƯỚNG
Các kênh là hoàn hảo cho các giao dịch pullback (tiếp tục xu hướng). Đây là những thiết lập mà bạn nên tìm kiếm trong một thị trường có xu hướng. Tốt nhất, hãy tìm một kênh dốc với một góc nghiêng đủ lớn (không quá dốc hoặc quá phẳng). Điều này khẳng định rằng thị trường trong một xu hướng bền vững. Trong các ví dụ dưới đây, tôi sẽ sử dụng kênh với đường xu hướng cổ điển. Bạn có thể sử dụng công cụ hành động giá đơn giản này để:
- Xác nhận xu hướng thị trường.
- Xác định điểm pullback và điểm vào lệnh.
- Xác định điểm thoát lệnh.
Chúng ta cùng xem xét một ví dụ thực tế.
Với hai đỉnh liên tiếp, bạn có thể vẽ một đường trendline dốc xuống. Sau đó, để hoàn thành kênh giá, vẽ một đường song song với trendline, bắt đầu từ đáy gần nhất. Giá sau đó tăng để kiểm tra đường xu hướng, đóng vai trò như một kháng cự. Hơn nữa, điểm test lại trendline nằm tại một vùng kháng cự được tạo ra bởi một khu vực sideway trước đó. Do đó, bối cảnh là tuyệt vời cho một cú short. Một mẫu hình inside bar giảm giá là tín hiệu xác nhận cho một điểm bán tốt. Ở đây, kênh giá cung cấp mục tiêu giá hoàn hảo cho giao dịch tiếp diễn theo xu hướng. Thêm vào đó, đường kênh dưới cung cấp một điểm thoát lệnh – mức giá mục tiêu rõ ràng cho giao dịch này.
# 2: GIAO DỊCH ĐẢO CHIỀU
Độ rộng của kênh thường là giới hạn kỳ vọng cho sự biến động giá. Do đó, nếu một thị trường có xu hướng tăng tốc vượt ra ngoài kênh, bạn có thể coi đó là dấu hiệu của sự cạn kiệt. Điều này có nghĩa là khi giá vượt quá đường xu hướng kênh, hãy xem xét khả năng của một tín hiệu đảo chiều. Có phải xu hướng đã cạn kiệt? Nếu câu trả lời của bạn là có, hãy tìm một điểm giao dịch đảo chiều, như ví dụ dưới đây.
Xét trên kênh xu hướng gần nhất. Không giống như các dải biến động được tính toán (ví dụ: Bollinger và Keltner), chúng ta cần điều chỉnh các kênh đường xu hướng theo cách thủ công bằng cách cập nhật chúng để theo dõi các đỉnh/đáy giá gần nhất. Khi một cây nến giảm xuyên qua kênh giá dưới, hãy quan sát Thị trường đã từ chối nó bằng một pinbar với một bóng dưới dài.
Về lý thuyết, rất khó để xác định chính xác được các điểm giao dịch đảo chiều. Do đó, cách đơn giản nhất là tự giới hạn bản thân bạn với những cơ hội thực sự tốt. Dưới đây là một số hướng dẫn để tìm các giao dịch đảo chiều tốt nhất theo kênh giá.
- Đảm bảo rằng kênh đang đi ngược lại xu hướng của khung thời gian cao hơn. Lý tưởng nhất, bạn đang giao dịch trong một nhịp điều chỉnh của một xu hướng lớn.
- Tìm kiếm sự đảo ngược khi xu hướng nằm trong các kênh dốc. Các kênh dốc thường không bền vững.
- Tìm kiếm một tín hiệu nến xác nhận sự từ chối giá mạnh mẽ, sau khi giá breakout khỏi kênh.
Hãy thử nghiệm và đừng quên tôi thấy sự cải thiện trong kết quả giao dịch của bạn. Hẹn gặp lại ở phần tiếp theo.
Happy Trading !!