Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về Pivot Point
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Thảo luận về Điểm xoáy - Pivot Point và những ứng dụng trong giao dịch Forex.
Trong series lần trước, chúng ta đã cùng nhau thảo luận về công cụ Fibonacci và những ứng dụng trong giao dịch Forex. Series lần này sẽ đi sâu tìm hiểu về một công cụ có nhiều tính chất tương đồng với Fibonacci, các điểm xoáy Pivot Point (PP).
Pivot Point là gì?
Pivot Point (PP) - điểm xoay – là một công cụ kỹ thuật để giúp nhận diện những mức hỗ trợ và kháng cự. Đơn giản thì PP và các mức hỗ trợ và kháng cự của nó là những vùng mà giá có thể đảo chiều tại đó.
Tại sao nên sử dụng Pivot Point?
Đơn giản vì nó là MỤC TIÊU. Không giống như những chỉ báo kỹ thuật khác đã học, PP là một mức hỗ trợ kháng cự “cứng” chứ không biến động con số theo giá như RSI, Stochastic hay MACD. PP giống với các mức Fibonacci với những hỗ trợ và kháng cự mà nhiều người cùng chú ý. Sự khác biệt giữa PP và Fibonacci là Fibonacci sẽ phải đo đạc bằng cách dùng những đỉnh đáy khác nhau trong những điều kiện thị trường khác nhau, còn đối với PP, công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp. Nhiều người giao dịch chú ý đến các vùng của PP và bạn cũng nên như vậy. PP đặc biệt hữu dụng với những người giao dịch ngắn hạn, lướt sóng muốn kiếm lợi nhuận từ những biến động nhỏ của giá. Cũng như những mức hỗ trợ và kháng cự, các trader sử dụng PP để tìm những đợt bật lại hoặc phá vỡ các vùng PP.
Đối với những người giao dịch thích giao dịch theo kiểu bật lại, họ sẽ dùng PP để tìm vùng đảo chiều. Họ thấy ở PP những vùng mà họ có thể đặt lệnh mua hoặc bán. Đối với những người giao dịch theo kiểu phá vỡ, họ sẽ xem PP là những vùng cản cần phá vỡ trước khi giá di chuyển mạnh.
Như bạn đã thấy, các mức hỗ trợ và kháng cự nằm ngang được đặt trên biểu đồ. Nó được đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự. Ý nghĩa của các ký hiệu:
PP là Pivot Point – điểm xoay
S là Support – hỗ trợ
R là Resistance – kháng cự
Tuy nhiên, đừng vội suy nghĩ “S1 cũng là hỗ trợ” hoặc “R1 cũng là kháng cự” nhé, tôi sẽ giải thích sau.
Cách tính Pivot Point
Trước tiên, chúng ta phải học cách tính toán PP. PP và những mức hỗ trợ, kháng cự của nó được tính toán bằng các giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất của phiên giao dịch trước. Do forex là một thị trường 24 giờ liên tục, nên phần lớn các người giao dịch sử dụng thời điểm đóng của phiên New York lúc 5 giờ sáng giờ Việt Nam làm giờ đóng cửa.
Cách tính PP như sau:
Pivot Point (PP) = (Giá cao nhất phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước) / 3
Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính toán như sau:
Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên
Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước
Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước
Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:
Kháng cự 2 (R2) = PP + (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:
Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – giá thấp nhất phiên trước)
Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)
Có một số phần mềm còn bổ sung thêm điểm giữa - mid-point - giữa các mức kháng cự hoặc hỗ trợ. Đây có thể được xem là các mức kháng cự, hỗ trợ nhỏ.
Hầu hết các phần mềm giao dịch đều có công cụ tính sẵn PP cho bạn và bạn chỉ cần kích hoạt và mọi con số sẽ được tính toán rồi vẽ lên biểu đồ cho bạn.
Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong những phần tiếp theo của series, để cùng thảo luận về những ứng dụng hữu ích của PP trong giao dịch. Happy Trading !!