Technical Analysis 101. Hướng dẫn toàn diện về Pivot Point (Part 2)
Uông Quang
Manager, Technical Analyst
Phần 2 về những ứng dụng của Pivot Point trong giao dịch.
Phần này sẽ thảo luận về những ứng dụng khác của Pivot Point (PP) trong giao dịch Forex.
Giao dịch sideway với Pivot Point
Cách đơn giản nhất để sử dụng các mức PP là dùng nó như các vùng hỗ trợ, kháng cự. Cũng như các vùng hỗ trợ và kháng cự khác, giá sẽ liên tục chạm vào các vùng giá hỗ trợ và kháng cự tạo bởi PP. Càng nhiều lần giá chạm vào các vùng PP và xoay chiều thì vùng đó càng mạnh hơn. Ý nghĩa của từ “xoay” – pivot – có nghĩa là chạm vào và đảo chiều. Nếu bạn thấy rằng vùng PP có thể được giữ vững thì đó có thể là cơ hội giao dịch cho bạn. Nếu giá đang ở gần vùng kháng cự phía trên, bạn có thể đặt lệnh bán với dừng lỗ nằm trên kháng cự. Đơn giản như là bạn đang giao dịch với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự bình thường thôi, không có gì phức tạp cả.
Hãy xem ví dụ về GBPUSD trên biểu đồ M15 dưới đây:
Trên biểu đồ phía trên, bạn có thể thấy giá đang thử lại vùng hỗ trợ S1. Nếu bạn cho rằng vùng này có thể giữ vững thì bạn nên đặt lệnh mua với dừng lỗ nằm phía dưới vùng hỗ trợ S2 tiếp theo. Nếu giá giảm mạnh xuống dưới S1 và S2 thì bây giờ, các vùng này quay ra tạo thành các mức kháng cự. Nếu bạn tin tường và mạnh dạn về việc S1 sẽ giữ vững, bạn có thể đặt dừng lỗ chỉ dưới S1 một chút. Đối với chốt lợi, mục tiêu có thể là PP hoặc R1 vì cả 2 mức này đều có thể sử dụng làm kháng cự. Hãy xem giá đã đi đâu kể từ biểu đồ phía bên trên.
Giá đã không thể xuyên xuống thêm và S1 được giữ vững. Sau đó, giá tăng lại lên đến PP và bạn đã chốt lời thành công. Tất nhiên mọi thứ không chỉ đơn giản như vậy và bạn không nên chỉ dựa vào PP để giao dịch. Bạn có thể chú ý xem liệu các vùng PP có trùng với các hỗ trợ và kháng cự đã hình thành trước đó hay không. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp với mô hình nến hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác để giúp bạn có tín hiệu xác nhận nhiều hơn.. Ví dụ, nếu bạn thấy một nến Doji xuất hiện ở vùng S1 hoặc Stochastic đang nằm trong trạng thái quá bán thì khả năng về việc S1 được giữ vững là cao hơn. Thông thường, hầu hết giao dịch nằm trong biên độ giữa S1 và R1, thỉnh thoảng giá sẽ chạm tới S2 và R2. Còn đối với S3 và R3, hiếm khi giá chạm vào các vùng này.
Giao dịch phá vỡ với Pivot Point
Cũng giống như hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức PP không phải lúc nào cũng giữ vững. Sử dụng phương pháp giao dịch khi giá đi ngang với PP là có thể, nhưng không phải lúc nào cũng hợp lý. Khi các mức PP không giữ được và bị phá, bạn cần phải có những công cụ nhằm chuẩn bị cho việc tìm kiếm lợi thế trong tình hình đó.
Bạn có thế vào lệnh ngay khi các mức PP bị xuyên phá hoặc chờ giá hồi lại, tuy nhiên cần nhớ rằng nếu bạn chọn cách an toàn, tức là đợi giá hồi test lại các hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể sẽ bỏ lỡ các biến động mạnh. Hãy xem ví dụ về EURUSD trên biểu đồ M15 bên dưới để thấy việc giao dịch theo phá vỡ vùng PP.
Có thể thấy rằng EURUSD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày giao dịch. EURUSD ở cửa ngày với một khoảng trống – gap – nhảy lên trên PP. Giá tăng mạnh và dừng lại ở R1. Sau đó, giá phá R1 và tăng thêm 50 pips. Nếu bạn có phương pháp giao dịch nhanh và nhiều – 'aggressive', bạn sẽ bắt được biến động mạnh này và kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu bạn là một người giao dịch an toàn và bạn đợi sự test lại của giá để vào lệnh thì bạn đã “mất ăn”.
Giá không thử lại R1 sau khi phá vỡ.
Cả R1 và R2 sau khi phá vỡ đều không được test lại
Hãy xem cách EURUSD cố gắng tăng lên đến R3. Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo phương pháp aggressive – bạn có thể đã bắt phải những tín hiệu sai khi giá không thể tiếp tục đi xa hơn sau khi đã phá vỡ PP. Nếu dừng lỗ của bạn ngắn, bạn sẽ bị dừng lỗ. Sau đó, bạn có thể thấy giá phá vỡ mạnh. Chú ý là giá đã thử lại vùng kháng cự đã gãy. Quan sát khi mà giá đảo chiều sau đó và phá vỡ R3, vẫn còn cơ hội để đặt lệnh bán khi giá thử lại vùng kháng-cự-chuyển-thành-hỗ trợ (resistance turned support – turned resistance).
Hãy nhớ rằng, một khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó thường trở thành mức kháng cự. Ngược lại, kháng cự khi bị phá vỡ cũng có thể trở thành hỗ trợ và yếu tố này giúp vào lệnh an toàn hơn
Đặt dừng lỗ và chốt lời với giao dịch kiểu phá vỡ
Một điều khó khăn khi giao dịch kiểu phá vỡ là chọn điểm để đặt lệnh dừng lỗ. Không giống như giao dịch khi giá đi ngang, việc giao dịch kiểu phá vỡ là phải tìm kiếm những biến động nhanh và mạnh. Một khi một mức nào đó bị phá vỡ, theo lý thuyết, vùng đó sẽ trở thành “hỗ trợ thành kháng cự” hoặc “kháng cự thành hỗ trợ”. Nếu bạn đặt lệnh mua khi giá phá vỡ R1, bạn cần đặt dừng lỗ phía dưới R1 một chút. Hãy quay lại ví dụ với EURUSD phía trên để xem vùng mà bạn có thể đặt dừng lỗ. Để đặt điểm chốt lời, bạn có thể chú ý đến vùng PP hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo như là các vùng có thể đặt chốt lời. Rất ít khi mà giá có thể phá vỡ tất cả các mức của PP, ngoại trừ khi có tin kinh tế quan trọng hoặc sự kiện bất ngờ diễn ra. Hãy xem lại ví dụ bên trên về EURUSD một lần nữa và đặt tất cả chốt lời và dừng lỗ lên biểu đồ.
Trong ví dụ này, một khi bạn thấy giá phá vỡ R1, bạn nên đặt dừng lỗ phía dưới R1. Nếu bạn tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, bạn cần giữ lệnh của mình và chuyển điểm dừng lỗ lên dần nếu biến động giá vẫn tiếp tục đúng hướng. Bạn cần xem xét cẩn thận và điều chỉnh cho phù hợp. Cũng như các phương pháp khác, bạn cần cẩn thận với những rủi ro khi giao dịch theo kiểu phá vỡ PP
Trước tiên, bạn sẽ không biết rằng liệu giá có đi tiếp hay không. Bạn luôn suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vào lệnh, nhưng nhiều khi bạn lại bị trúng đỉnh hoặc trúng đáy, có nghĩa là bạn đã bị trúng tín hiệu sai.
Thứ hai, bạn sẽ không biết chắc liệu đó có phải là tín hiệu phá vỡ thực sự hay không, hay chỉ là một biến động bất thường do một thông tin kinh tế quan trọng nào đó gây ra. Sự tăng giảm bất thường là biến động thường diễn ra khi có một thông tin quan trọng đang được công bố, vì vậy, bạn cần nắm rõ những thông tin quan trọng và cẩn thận với những thông tin có trong lịch công bố thông tin trong ngày hoặc trong tuần.
Cuối cùng, cũng giống như giao dịch khi giá đi ngang, tốt nhất là đợi giá phá vỡ các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng mới vào lệnh. Nhiều khi chúng ta nghĩ giá đang phá R1 nhưng lại không chú ý rằng có một kháng cự mạnh nằm phía trên R1 một chút. Giá có thể phá R1 nhưng lại chạm vào kháng cự mạnh phía trên và giảm điểm trở lại. Bạn cần nắm rõ thêm kiến thức về hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến, chỉ báo kỹ thuật động lượng để giúp có một tín hiệu giao dịch tốt hơn và nhằm xác định xem sự phá vỡ này là thực hay không.
Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau trong những phần tiếp theo của series. Happy Trading !!