Thế giới sợ giảm phát hơn là siêu lạm phát

Thế giới sợ giảm phát hơn là siêu lạm phát

11:21 30/04/2020

Hãy hỏi các chuyên gia kinh tế về nguyên nhân của lạm phát và câu trả lời đứng đầu danh sách sẽ là: quá nhiều tiền để mua quá ít hàng hóa. Coronavirus dường như đã tạo ra cả hai thứ nguyên liệu của loại cocktail đó: các ngân hàng trung ương đã in tiền, một phần để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ, trong khi mọi hoạt động sản xuất từ ô tô đến dụng cụ nhà bếp đã sụp đổ. Lo lắng về lạm phát do đó là dễ hiểu. Nhưng nỗi lo này đang đặt không đúng chỗ: nền kinh tế thế giới có nhiều nỗi sợ hãi đối với giảm phát hơn.

Sự sụp đổ của giá dầu xuống mức thấp chưa từng thấy ở Mỹ tuần trước cho thấy tại sao giảm phát là mối lo ngại lớn hơn. Nhu cầu về hàng hóa sản xuất mới đã giảm còn nhiều hơn so với nguồn cung giảm, gây áp lực lên giá cả. Điều này có thể thấy rõ ở các thị trường hàng hóa quốc tế, nhưng ít được chú ý hơn đối với các hãng hàng không, quần áo và nhà ở. Giá thực phẩm, nơi nhu cầu đã tăng lên khi nguồn cung bị gián đoạn, là một ngoại lệ.

Dầu là một nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nền kinh tế thế giới, và sự sụp đổ về giá dầu sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, yếu tố lao động là quan trọng nhất và đóng cửa nền kinh tế đã tạo ra một lượng lớn lao động thất nghiệp. Trong một số lĩnh vực, lao động có thể phục hồi nhanh chóng khi khách hàng quay trở lại, nhưng trong các lĩnh vực khác, cơ cấu lại sẽ được thực hiện để đối phó với các khoản nợ cao hơn. Tăng lương cũng không có khả năng đẩy giá cao hơn trong ngắn hạn.

Đúng là các ngân hàng trung ương thông qua các chương trình mua tài sản đã tăng lượng lượng tiền cơ sở (monetary base) trong nền kinh tế, đẩy vốn ngập các ngân hàng với nhiều dự trữ mới hơn. Ngân hàng trung ương đã trở thành chủ sở hữu lớn của nợ chính phủ. Trong tháng này, chính phủ Anh đã trở thành chính phủ đầu tiên, thay vì bán trái phiếu mới, chuẩn bị một khoản thấu chi lớn tại ngân hàng trung ương để tài trợ cho chi tiêu.

Tuy nhiên, sự kết nối giữa cơ sở tiền tệ này và tổng cung tiền (money supply), không hẳn là tuyến tính. Giống như nới lỏng định lượng đã không thúc đẩy một làn sóng siêu lạm phát sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, do đó, lần in tiền mới này có lẽ cũng sẽ không gây ra điều đó trong lần này. Sự sụp đổ trong chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp tạo ra một lực đối kháng bằng cách giảm nhu cầu tín dụng ngân hàng, vốn chiếm phần lớn nguồn cung tiền.

Những lo lắng dài hạn hơn về lạm phát đến từ cách các chính phủ sẽ quản lý mức nợ lớn từ cuộc khủng hoảng này. Một ước tính cho thấy mức nợ nhóm G7 sẽ tăng lên 140% thu nhập quốc dân, một kỷ lục mọi thời đại. Olivier Blanchard, cựu kinh tế trưởng của IMF, đã viết vào tuần trước rằng mặc dù giảm phát có nhiều khả năng xảy ra hơn, thì cũng không thể loại bỏ hoàn toàn xác suất nhỏ xảy ra lạm phát cao. Ông lo ngại rằng một sự bùng nổ lạm phát có thể xảy ra cùng lúc với thời điểm các ngân hàng trung ương sẽ cần giữ lãi suất ở mức thấp để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách chính phủ - được gọi là sự ưu tiên tài khóa.

Sự kết hợp như vậy khó xảy ra, nhưng không thể loại trừ. Bài toán kinh tế vĩ mô sẽ là quản lý các khoản nợ này mà không làm chậm tăng trưởng hoặc gây ra lạm phát. Đối với nhiều quốc gia, phương pháp thích hợp nhất sẽ là cơ cấu lại nợ; đối với những nước khác, sẽ là các hình thức khác. Kiểm soát vốn có thể tạo ra lợi nhuận, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi nơi dòng vốn lớn đang gây bất ổn.

Giảm phát sẽ làm cho các khoản nợ công ty và chính phủ trở nên khó quản lý hơn khi các khoản thanh toán lãi vẫn cố định nhưng tiền lương, giá cả và các khoản thanh toán thuế đều giảm giá trị thực. Tất cả điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần cho một thời gian dài khác của lợi suất nợ chính phủ siêu thấp - rất có thể dưới mức lạm phát.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ