Thị trường chứng khoán Mỹ và nguy cơ điều chỉnh thời kỳ hậu đại dịch
Tú Đỗ
Senior Economic Analyst
Mức định giá cao đang khiến thị trường chứng khoán Mỹ phải chịu mức rủi ro điều chỉnh cao hơn so với các thị trường khác
Lợi nhuận kỳ vọng của các doanh nghiệp đang gia tăng nhờ sự phục hồi của triển vọng kinh tế toàn cầu. Điều này khiến cho giá cổ phiếu được định giá một cách rẻ hơn, tuy vậy rủi ro đối với thị trường chứng khoán Mỹ vẫn còn hiện hữu bởi mặt bằng giá vẫn đang ở mức cao với mức trung bình trong dài hạn.
Trong ngắn hạn, bức tranh có vẻ khá lạc quan đối với rất nhiều thị trường. Đặc biệt đó là các nhà đầu tư tại Mỹ đang chỉ đánh giá đại dịch Covid như là một điều bất tiện hơn là một rủi ro hiện hữu, và quá trình triển khai vắc-xin tại Mỹ đang phần nào hỗ trợ cho xu hướng tăng của giá các tài sản. Việc Fed thành công trong việc thuyết phục các nhà đầu tư sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng cũng đang là một yếu tố thuận lợi.
Tuy vậy, sự tiến triển của tình hình dịch bệnh sẽ có tác động 2 mặt tới thị trường bởi nó báo hiệu rằng khả năng trở trở lại trạng thái bình thường là hoàn toàn có thể. Mức định giá cao ngất đối với thị trường chứng khoán được dựa trên giả định rằng chính sách tiền tệ sẽ duy trì nới lỏng mạnh mẽ trong thời gian dài, tuy vậy điều này không còn thực sự chính xác lúc này.
Phản ứng ngay lập tức đối với thị trường chứng khoán khi đại dịch bùng phát đó là tỷ lệ P/E tăng vọt bởi các nhà đầu tư có thể kỳ vọng bất kỳ điều gì họ mong muốn đối với lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai bất chấp sự sụp đổ hiện tại. Giờ đây lợi nhuận đang bật tăng trở lại, tỷ lệ P/E đã có xu hướng giảm đáng kể tại một số thị trường mặc dù giá cổ phiếu vẫn đang được duy trì khá vững chắc. Sự điều chỉnh mang tính lành mạnh này là một tín hiệu lạc quan cho triển vọng trong dài hạn.
Tuy vậy, tình hình có vẻ bớt lạc quan với một số thị trường khác do mức định giá "điên rồ" so với những gì đã diễn ra trong quá khứ. Nổi bật trong số đó là thị trường chứng khoán Mỹ và điều này làm tăng rủi ro phải đối mặt với một giai đoạn dài với mức lợi suất dưới mặt bằng chung.
Tin vui đối với chỉ số S&P 500 đó là tỷ lệ P/E tương lai 12 tháng đã hạ nhiệt từ mức kỷ lục 23.2 đạt được vào tháng 9 năm ngoái. Tin xấu đó là tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với dữ liệu quá khứ, trừ giai đoạn bong bóng dot-com. Thị trường chứng khoán tại Châu Âu cũng đã vượt lên trên mức trước đại dịch, điều tương tự cũng đang xảy ra tại Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc. Trung Quốc, Nhật Bản và Anh có vẻ có diễn biến vững chắc hơn.
Các doanh nghiệp tại Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng lợi nhuận
Bloomberg