Thị trường chứng khoán tăng giá bất chấp căng thẳng Mỹ-Trung

Thị trường chứng khoán tăng giá bất chấp căng thẳng Mỹ-Trung

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

09:59 23/07/2020

Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng lên mức đỉnh mới bất chấp xung đột ngoại giao lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều năm. Đừng bị lừa khi nghĩ rằng đây là một dấu hiệu cho thấy xung đột chính trị không phải là vấn đề đang chú ý với TTCK, đây chỉ là một ví dụ khác về việc các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm kiếm động thái phản ứng phù hợp.

Nó hiếm khi là một dấu hiệu tốt khi các nhà phân tích bên bán (sell-side) bắt đầu nhìn vào những con số về diễn biến thị trường chứng khoán ngay trước hai cuộc xung đột ngoại giao.Viktor Shvets tại Macquarie đã làm điều đó trong một ghi chú được công bố đầu tháng này.

Ông chỉ ra vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand – chất xúc tác trực tiếp cho WW I - đã không dẫn đến sự sụt giảm lớn ở TTCK. Trong quãng thời gian trước WW II, ông nói rằng các nhà đầu tư thị trường chứng khoán Đức phần lớn bỏ qua các dấu hiệu leo thang của chủ nghĩa phát xít và căng thẳng chính trị để tập trung vào gói kích thích lớn của chính phủ. Chứng khoán Đức đã tăng mạnh mẽ cho đến Trận chiến Stalingrad vào đầu năm 1942, tăng gấp đôi trong giai đoạn 5 năm.

Như Shvets lưu ý, các nhà đầu tư thường rất tệ trong việc dự đoán các bước ngoặt trong quan hệ chính trị. Thật đáng để ghi nhớ quan điểm của Shvets khi chúng ta nhìn vào việc chỉ số S&P 500 tăng 0.6% để đóng cửa ở mức cao nhất trong 5 tháng.

Như Shvets đã viết:

“Sau một sự kiện chính trị, người ta thường nghĩ rằng: giá cổ phiếu đang tăng, phản ánh niềm tin của nhà đầu tư; nhưng nó thật ra không phản ánh điều đó. Các nhà đầu tư không được chuẩn bị để đối phó với các vấn đề như vậy. Họ là những người đi theo xu hướng, sử dụng “lăng kính” kinh tế (không phải là chính trị), được dẫn dắt bởi các tín hiệu ngắn hạn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ