Thị trường chứng khoán Trung Quốc gợi nhớ lại đợt tăng giá khủng khiếp của năm 2014

Thị trường chứng khoán Trung Quốc gợi nhớ lại đợt tăng giá khủng khiếp của năm 2014

22:00 12/07/2020

Làn sóng đầu cơ cuồng loạn trong tháng này gia tăng hơn 1 nghìn tỷ đô la giá trị cho thị trường chứng khoán Trung Quốc có điểm tương đồng với cơn say năm 2014 được tiếp sức bởi đòn bẩy, khiến nhà đầu tư tự hỏi liệu có phải một bong bóng mới đang hình thành.

Các dấu hiệu quen thuộc của sự hưng phấn xuất hiện trước khi Bắc Kinh có động thái làm dịu vào ngày thứ sáu. Doanh thu tăng vọt, nợ margin phát triển ở tốc độ nhanh nhất kể từ 2015 và các phương tiện truyền thông nhà nước định hướng thông tin ‘bullish’ đã giúp thúc đẩy tâm lý.

Mặc dù có những điểm tương đồng, lần này thị trường mong đợi một đợt tăng giá chậm hơn, bền vững hơn. Đại Minh, một nhà quản lý quỹ Thượng Hải tại Hengsheng Asset Management co, nói bài học đã được các nhà hoạch định chính sách tiếp thu trong chu kỳ trước đó.

"Có rất nhiều điểm tương đồng giữa bây giờ và 2014, bao gồm cả điều kiện thanh khoản dồi dào và một nền kinh tế yếu", ông Ming. "Nhưng Bắc Kinh cần một thị trường giá tăng để giúp hỗ trợ các nhu cầu tài trợ của công ty tại thời điểm khi nền kinh tế đang gặp khó khăn."

Yếu tố cơ bản ngày nay so sánh với 2014:

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng từ tháng ba

Đợt tăng giá 2014 bắt đầu tăng tốc từ tháng 10, với giá trị thị trường của Trung Quốc tăng 32% vào cuối năm. Tốc độ thậm chí còn nhanh hơn trong năm nay với mức tăng 41% kể từ tháng 3.

Đòn bẩy ở Trung Quốc tăng tốc độ nhanh nhất kể từ 2015

Giá trị ròng số vốn mà các nhà đầu tư đã vay mượn để mua cổ phiếu đã tăng lên cao nhất trong 5 năm, theo dữ liệu Bloomberg. Một sự đột biến của đòn bẩy là yếu tố dẫn dắt chính đằng sau đà tăng cổ phiếu của Trung Quốc 2014. Trong khi đó, nợ margin tiếp cận 1,300 tỷ nhân dân tệ vào tuần trước mới chỉ bằng nửa mức đỉnh năm 2015.

Giá trị của cổ phiếu lại tăng vọt một lần nữa

Khối lượng hàng ngày vượt quá 1,500 tỷ nhân dân tệ ($214 triệu USD) vào ngày 6 tháng 7, lần đầu tiên kể từ 2015. Một đợt tăng vọt tương tự cũng xuất hiện vào cuối 2014.

Thượng Hải Composite vẫn còn rẻ so với thế giới sau đợt tăng giá

Mặc dù đợt tăng giá gần đây của Thượng Hải composite vẫn còn ít so với các cổ phiếu khác trên toàn cầu, giống như cuối 2014, cả Morgan Stanley và Goldman Sachs nâng mục tiêu cho CSI 300 index trong tuần qua. Goldman nói rằng định giá có thể tăng thêm 15% nhờ khối lượng tăng và hỗ trợ chính sách, nhưng dự báo đợt tăng giá kéo dài không quá ba tháng.

Trung Quốc phát hành chứng chỉ quỹ tương hỗ tăng mạnh nhất kể từ 2015

Việc phát hành chứng chỉ quỹ tương hỗ của Trung Quốc tiến đến mức kỷ lục năm 2015, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trong ngành Z-Ben. Tổng cộng 290 quỹ cổ phiếu đã phát hành chứng chỉ trong nửa đầu, tăng tổng cộng 640 tỷ nhân dân tệ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ