Thị trường cổ phiếu bị bán tháo, EUR và các đồng tiền "High Beta" giảm mạnh.
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh: Vì đâu nên nỗi?
Chứng khoán Mỹ bị bán tháo trong ngày thứ ba liên tiếp và mức giảm trong phiên hôm qua là mức lớn nhất. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 6.9%, tương đương 1,800 điểm, mức giảm trong một ngày lớn nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây. Tâm lý rủi ro đã thay đổi hoàn toàn với việc các đồng tiền hàng hóa giảm mạnh và dầu thô về mức đáy trong hai tháng. Đồng Dollar Mỹ tăng giá trong bối cảnh dòng tiền đổ về tài sản trú ẩn. Đồng AUD có mức giảm mạnh nhất, theo sau là các đồng CAD và NZD. Sterling cũng giảm mạnh và đáng ngạc nhiên là đến cả EUR – một đồng có khả năng phục hồi mạnh mẽ nhất cũng chịu mức giảm mạnh đến cuối phiên. Có khá nhiều chất xúc tác cho sự sụp đổi trên thị trường cổ phiếu. Một trong số đó là việc thiếu hụt những gói kích thích bổ sung thêm từ Fed, giọng điệu mang hướng thận trọng từ Chủ tịch Jerome Powell, tâm lý chốt lời sau chuỗi ngày tăng điểm và các lo ngại liên quan tới đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại sau khi các dữ liệu tăng đột biến ở các bang Texas, Arizona và California.
Nỗi sợ của một làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ hai là có thật. Số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở 21 bang, trong đó có 14 bang ghi nhận các mức kỷ lục mới. Florida đã báo cáo mức tăng lớn nhất trong một ngày liên quan tới COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Tương tự, bang Texas cũng ghi nhận thêm hơn 2.500 ca nhiễm mới và tại Arizona, số ca nhiễm mới đã tăng 49% từ ngày 26/5 đến 9/6. Khung thời gian trên là 14 ngày (cũng trùng với thời gian ủ bệnh của COVID-19) sau Ngày Lễ Tưởng niệm. Những ai cho rằng rằng Hoa Kỳ đã giành chiến thắng trong trận chiến chống lại COVID đã mắc sai lầm. Ở những bang tưởng chừng như đường cong lây nhiễm Corona đã có dấu hiệu đi xuống như New York, vẫn còn phải chờ xem liệu rằng các cuộc biểu tình có làm thay đổi xu hướng dịch bệnh hay không. Powell đã cảnh báo ngày hôm qua rằng nếu một làn sóng thứ hai xảy ra tại Mỹ, nó có thể kìm hãm tốc độ hồi phục nền kinh tế, vì vậy chủ tịch Fed cũng không biết chắc chắn liệu thị trường việc làm đã chạm đáy hay chưa.
Các nhà đầu tư đổ tiền đi mua đồng tiền trú ẩn như USD khiến đồng bạc xanh tăng cao hơn so với nhóm G-7 ngoại trừ một số đồng trú ẩn khác JPY và CHF. Việc bán tháo USD/JPY và USD/CHF hợp lý trong bối cảnh thị trường cổ phiếu sụp đổ và lợi tức Kho bạc giảm mạnh. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần và chỉ số giá sản xuất thường có rất ít tác động đến USD. PPI tăng cao hơn dự kiến trong tháng 5, nhưng không bao gồm sự phục hồi của giá năng lượng và giá lương thực, PPI đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn so với dự báo một chút, chỉ với 1.5 triệu đơn mới, giảm từ mức 1.89 triệu trong tuần trước và từ mức cao nhất là 6.89 triệu vào cuối tháng 3. Chỉ số tâm lý tiêu dùng của Đại học Michigan, dự kiến sẽ được công bố vào hôm nay và trong bối cảnh thị trường cổ phiếu tăng tốt cho đến tuần này và các bang mở cửa trở lại, tôi kỳ vọng tâm lý rủi ro sẽ cải thiện hơn trong thời gian tới.
Khác với các đồng tiền high beta giảm mạnh trong ngày hôm qua, mức giảm của Euro chỉ ở mức nhỏ. Thật khó để xác định chất xúc tác cụ thể cho EUR. Nó có thể là việc mở cửa trở lại, nới lỏng các lệnh cấm du lịch hoặc số ca nhiễm mới không có tiến triển gì mới ở châu Âu sau khi dỡ bỏ các lệnh hạn chế. Sản xuất công nghiệp Eurozone dự kiến sẽ được công bố vào hôm nay và dự kiến sẽ có một mức giảm sâu hơn. Tôi tiếp tục kỳ vọng cặp tiền EUR/USD sẽ điều chỉnh, đặc biệt là nếu thị trường cổ phiếu tiếp tục giảm bởi tỷ giá đã tăng quá cao.
Aussie và Kiwi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tâm lý ‘Risk-off’. Không giống như Mỹ, cả hai quốc gia này đã chứng kiến số ca lây nhiễm Corona đi xuống một cách rõ rệt. Chỉ có 9 ca nhiễm mới được báo cáo tại Úc ngày hôm nay, trong khi New Zealand chỉ có 7 ca nhiễm mới trong suốt tháng trước và không ghi nhận thêm ca nhiễm nào trong tuần qua. Tuy nhiên, hai đồng tiền này cực kỳ nhạy cảm với tâm lý rủi ro trên thị trường, đặc biệt là sau đà tăng mạnh mẽ vào tháng Năm và tháng Sáu. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc đang nóng lên, với việc Trung Quốc nói Úc hãy xem xét kỹ các vấn đề hiện tại của họ. Trung Quốc đang trừng phạt Úc vì nước này nghi ngờ Bắc Kinh hạn chế các thông tin liên quan COVID-19. Trung Quốc cũng đã áp dụng thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Úc và đặt khoản doanh thu 38 tỷ AUD ở mảng giáo dục lâm vào tình trạng rủi ro cao. Đồng CAD cũng giảm mạnh do giá dầu thô giảm mạnh. USD/CAD đã phá vỡ trên mức 1.35, tận hưởng đợt tăng mạnh nhất trong hơn một tháng.
Sterling sẽ là tâm điểm vào chiều nay, với các thông tin GDP hàng tháng của Anh, sản phẩm công nghiệp và cán cân thương mại dự kiến. Việc đây là những dữ liệu từ tháng Tư, khi chỉ số PMI sản xuất đạt mức thấp kỷ lục, đây là rủi ro khiến đồng Bảng giảm giá.