Thị trường đầu tháng: Chờ đợi gì từ bốn cuộc họp chính sách và bảng lương phi công nghiệp?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Hai cuộc họp của BoE và Fed là tâm điểm của tuần này. Thông thường, báo cáo việc làm NFP tại Mỹ sẽ là dữ kiện quan trọng nhất, tuy nhiên, cuộc họp của FOMC hai ngày trước báo cáo này sẽ lấy đi nhiều sức hút.
Hai ngân hàng trung ương khác cũng sẽ họp trong tuần này. RBA sẽ họp vào ngày 2/11 tại Wellington. Trong cuộc họp trước, ngân hàng trung ương Úc đã quyết định giảm lượng mua tài sản, nhưng kéo dài chương trình mua tới giữa tháng Hai năm sau. Thống đốc Lowe có thể đi ngược kỳ vọng thị trường và không tăng lãi suất trong năm tới (thị trường hoán đổi kỳ hạn 12 tháng đã kỳ vọng một lần tăng lãi suất 85bp). Ông cho rằng không có lý do chính đáng để tăng lãi suất trừ khi lạm phát tăng trở lại vùng 2-3%, và RBA dự báo điều này không xảy ra cho tới năm 2024.
Khảo sát của Bloomberg cho thấy các chuyên gia dự báo lạm phát tại Úc sẽ đạt đỉnh vào quý II ở mức 3.8%YoY, rồi sẽ về mức dưới 2% trong quý II và quý III năm 2022. Tuần trước, Úc ghi nhận lạm phát giảm xuống 3% trong quý III từ mức 3.8% của quý trước. Tuy nhiên, các thước đo như trung bình cộng đã cắt gọn, hay trung vị gia quyền, đều vượt 2% lần đầu trong 5 năm. Do vậy, một lần tăng lãi suất trong năm tới có thể hợp lý hơn nhận định của thống đốc Lowe.
Sự cương quyết của RBA trong kiểm soát lợi suất trái phiếu đáo hạn tháng 4/2024 ở mức 0.1% đang bị thách thức bởi thị trường. Sau nỗ lực giữ vững mục tiêu vào ngày 22/10, RBA có vẻ đã bỏ đi mục tiêu này mà không nói một lời nào. Điều này đã khiến lãi suất tại Úc tăng mạnh tuần trước. Trên thực tế, RBA đã có thể xử lý vấn đề một cách mượt mà hơn, và thống đốc Lowe sẽ phái giải thích khá nhiều trong báo cáo chính sách để lấy lại niềm tin thị trường
Ngân hàng trung ương Na Uy trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên nâng lãi suất khi tăng từ 0 lên 0.25% trong tháng Chín. Nhiều khả năng họ sẽ lại nâng tiếp 0.25% nữa trong ngày 4/11. Kinh tế Na Uy đang rất ổn định, lạm phát chưa leo thang, nhưng nhiều khả năng cũng sẽ tăng tốc vào cuối năm.
Điều này một phần là do kinh tế hồi phục và gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng cũng một phần do hiệu ứng cơ sở. CPI Na Uy gần như không đổi trong quý IV/2020. Na Uy trở thành một trong số các quốc gia phát triển ghi nhận lạm phát vượt 4%. Thị trường hoán đổi đang kỳ vọng một số lần tăng lãi suất trong nửa đầu năm sau.
Trong tháng Mười, đồng krone tăng 3.6% so với USD chỉ thua so với các đồng tiền châu Đại Dương. Tính từ đầu năm, NOK đã tăng 1.6%. Trong quý III, đồng tiền này đã giảm tới gần 2%, nhưng tháng Mười đã thay đổi tất cả. Nhiều người cho rằng đồng krone là một đồng tiền dầu khí như CAD, nhưng chính phủ Na Uy đang cố gắng “cách ly” nền kinh tế khỏi biến động giá dầu. Tuy vậy, với việc giá dầu phi mã và thị trường tiếp tục kỳ vọng vào thắt chặt, rất khó để có thể gỡ rối vấn đề.
BoE cũng sẽ họp cùng ngày với ngân hàng trung ương Na Uy. Trong khi việc tăng lãi suất tại Na Uy gần như đã được định đoạt, câu chuyện tại BoE lại phức tạp hơn. Trước hết, các quan chức BoE đều đang khả cứng rắn dần, nhưng lại cũng tin rằng áp lực giá là kết quả của kinh tế tái mở cửa và sốc chuỗi cung ứng. Thứ hai, BoE vẫn đang mua tài sản, và dù thống đốc Bailey nói rằng Ủy ban Chính sách Tiền tệ sẵn sàng tăng lãi suất trước khi kết thúc QE, quan điểm này lại gây nhiều nghi ngờ. Thứ ba, nếu BoE tăng lãi suất thật, mức tăng cũng đang gây tranh cãi. Trong lần thay đổi lãi suất gần đây nhất, BoE đã hạ 0.15%, thay vì các mức truyền thống như 0.25%.
Dù sao đi nữa, thị trường cũng đã phản ứng trước những bình luận này. Thị trường hoán đổi kỳ vọng mức tăng 0.45% trong 3 tháng tới và 0.8% trong 6 tháng tới. Trong cuộc họp tháng Chín, lợi suất hợp đồng lãi suất bảng Anh ba tháng ở mức 0.13%. Nhưng trong ngày 18/10, con số này tăng lên 0.62% trước khi giảm trở lại, nhiều khả năng do số liệu kinh tế kém khả quan tại Anh, và chốt tuần trước ở mức 0.47%.
Rủi ro có vẻ đang là BoE đã tự ép mình vào thế khó. Nếu họ không tăng lãi suất sau những bình luận của mình, GBP nhiều khả năng sẽ suy yếu trước sự thất vọng của thị trường. Nếu họ tăng lãi suất và tiếp tục mua trái phiếu, thị trường lại có thể hiểu nhầm. Họ có thể giảm QE mạnh tay hơn, nhưng lại đang được kỳ vọng kết thúc hoàn toàn trong năm nay. Sau bản tường trình ngân sách của Bộ trưởng Tài chính Sunak tuần trước, Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách nói rằng mức nợ được phát hành trong năm 2021-2022 sẽ rơi vào khoảng 58 tỷ bảng (kỳ vọng ban đầu là 33 tỷ bảng). Trái phiếu Anh tăng giá mạnh, khi lợi suất 10 năm lần đầu tiên giảm xuống dưới 1%. Lợi suất 10 năm chốt tuần trước giảm 0.1% xuống 1.02%.
Để giải quyết các vấn đề này, BoE có thể cắt hoàn toàn QE, rồi tiếp tục đánh tiếng về khả năng thắt chặt. Điều này cũng khá khôn ngoan khi số ca nhiễm Covid đang tiếp tục tăng và một loạt số liệu kinh tế gây thất vọng, trong đó có tháng giảm thứ 5 liên tiếp của doanh số bán lẻ. Lạm phát bất ngờ giảm cũng giúp BoE có thêm thời gian sau khi chương trình nghỉ làm do dịch kết thúc.
Sang tới Fed, thị trường gần như rất chắc chắn họ sẽ công bố thắt chặt trong cuộc họp này. Đây không còn là bất ngờ nữa. Chủ tịch Powell đã đưa tín hiệu, và cơn thịnh nộ “taper tantrum” sẽ không xảy ra. Từ đầu năm nay, phần lớn các khảo sát đều kỳ vọng thắt chặt vào cuối năm. Thị trường có vẻ đã đánh giá lại chính sách, tuy nhiên phần nhiều chỉ là về phản ứng với lạm phát.
Chủ tịch Powell cũng rất rõ ràng trong thắt chặt: kết thúc mua tài sản, xong mới tăng lãi suất. Theo ông, kế hoạch cắt QE sẽ hoàn thành vào giữa năm sau. Thị trường tiếp tục kỳ vọng vào khả năng Fed thắt chặt trong năm tới. Trên thực tế, kỳ vọng lúc này là một lần tăng lãi suất vào tháng Sáu hoặc tháng Bảy, ngay sau khi QE kết thúc. Các cuộc họp FOMC từ tháng Tư đều công nhận lạm phát đang tăng cao nhưng chủ yếu do các yếu tố tạm thời. Nếu Fed thay đổi quan điểm về lạm phát, đây sẽ là tín hiệu hỗ trợ cho lợi suất ngắn hạn. Điều mạnh tay nhất Fed có thể làm lúc này là công bố thắt chặt mạnh hơn, đưa kỳ vọng tăng lãi suất lên cao hơn nữa.
Vài tiếng sau cuộc họp FOMC, Bộ Tài chính sẽ công bố nhu cầu vốn quý IV. Các quan chức đã đưa tín hiệu Bộ Tài chính sẽ không phát hành nhiều trái phiếu như trước. Điều này nghĩa là nếu Fed sẽ mua ít trái phiếu hơn, Bộ cũng sẽ phát hành ít hơn. Tuy nhiên, lượng trái phiếu chống lạm phát (TIPS) được phát hành trong ba tháng gần đây đã tăng mạnh, và nhiều khả năng sẽ tăng tiếp. Các chủ nợ cũng đang có nhu cầu tăng tỷ trọng nợ dài hạn, do vậy, lợi suất ngắn hạn có thể sẽ chịu nhiều biến động trong thời gian tới.
Sau cuộc họp Fed sẽ là báo cáo lao động vào ngày thứ Sáu. Báo cáo NFP tuần này được kỳ vọng sẽ có thêm 450,000 việc làm, gấp đôi con số đáng thất vọng 194 nghìn của tháng trước. Tuy nhiên, có vẻ như việc đánh giá lao động đang gặp khó khăn, đặc biệt trong khoản điều chỉnh theo mùa vụ với giáo viên. Điều này đồng nghĩa với việc lao động mảng tư nhân có vẻ đã ổn định hơn. Trong tháng Chín, mảng này có thêm 317 nghìn việc làm, so với kỳ vọng 400 nghìn.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.8% trong tháng Chín từ mức 5.2% trong tháng Tám. Đây là mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, và có thể sẽ giảm tiếp trong tháng Mười. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi lực lượng lao động nhỏ hơn. Tỷ lệ tham gia lao động trong năm nay hầu như chưa đổi ở mức 61.6% trong tháng Chín và 61.4% một năm trước. Khảo sát của Bloomberg ghi nhận ở mức 61.8%. Dù giá trị hàng hóa và dịch vụ tại Mỹ đã vượt đỉnh của đại dịch, nó đang tăng khi thị trường có ít hơn 5 triệu lao động, trong đó gồm 3 triệu người về hưu.
Cuối cùng, trong báo cáo NFP tháng Chín, thời gian làm việc trung bình tăng 0.2 giờ lên 34.8 giờ. Con số này tương đương với khoảng 735 nghìn việc làm. Khi so với con số 34.4 giờ của năm 2019, có thể thấy các doanh nghiệp đang cố gắng xoay xở với tình trạng thiếu lao động ra sao, mà vẫn ghi nhận lợi nhuận tốt.
Investing