Thị trường không sợ hãi mới là những thị trường cần phải đề phòng nhất!
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Sự phục hồi nhanh chóng của cổ phiếu và độ biến động sụt giảm sau đợt điều chỉnh đã thúc đẩy phe gấu bán tháo trở lại.
Tương quan của các chỉ số chứng khoán trong đợt đảo chiều gần đây chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nó đã chạm mức thấp mới và là 1 dấu hiệu cho thấy những ngày biến động thấp sắp kết thúc. Bán phân kỳ, khi ta short chỉ số so với biến động của từng cổ phiếu, cũng đã khiến tương quan này giảm.
Tương quan ngụ ý tăng mạnh vào đầu tháng Tám là động lực khiến độ biến động tăng đột ngột. Tốc độ phục hồi của cả 2 tương quan này là rất đáng chú ý.
Dấu hiệu của sự đảo ngược phân kỳ có thể thấy qua đường cong đảo ngược. Đường cong gần như đã đảo ngược hoàn toàn chỉ vài tuần trước, nhưng hiện đã trở lại gần trạng thái trước khi xảy ra biến động.
Cùng với sự suy giảm nhanh chóng của tương quan ngụ ý, nó cho thấy sự quay trở lại của những thiết lập giao dịch cũ, bao gồm cả việc bán phân kỳ.
Hơn nữa, số lượng các chiến lược quỹ đầu cơ có độ nhạy tiêu cực với S&P vẫn rất thấp. Chỉ có một chiến lược như vậy vào tháng trước, nhưng hiện tại chỉ còn ba chiến lược (trong tổng số 11 chiến lược), điều này cho thấy các quỹ hiểu rõ đâu là nguồn lợi chính của họ – và đó không phải là đến từ việc bán khống cổ phiếu.
Cameron Crise cũng chỉ ra vào thứ năm tuần trước rằng có thể những nhà giao dịch theo thanh khoản vẫn chưa "chịu thêm" rủi ro như trước đây, điều này sẽ có thể thúc đẩy 1 đợt mua vào giúp thị trường quay trở lại trạng thái bình thường.
Những đợt bán tháo gây thiệt hại càng nặng, thì vết thương càng sâu, và nỗi sợ không muốn "bị cắn" hai lần càng lớn.
Tuy nhiên, sự phục hồi diễn ra nhanh chóng sẽ dẫn đến sự mất cân bằng, điều này đã góp phần làm cho thị trường sụt giảm đột ngột và khiến độ biến động tăng lên.
Thị trường không sợ hãi mới là những thị trường cần phải đề phòng nhất.
Zerohedge