Thị trường tài chính Nhật Bản "nín thở": BoJ giảm mua trái phiếu, lãi suất bấp bênh

Thị trường tài chính Nhật Bản "nín thở": BoJ giảm mua trái phiếu, lãi suất bấp bênh

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

10:24 29/07/2024

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda sẽ khiến các nhà đầu tư hết sức chú ý vào thứ Tư khi công bố kế hoạch chi tiết về việc thắt chặt định lượng sau nhiều năm nới lỏng. Ông cũng có thể quyết định tăng thêm lãi suất.

Mặc dù chỉ khoảng 30% các chuyên gia theo dõi BoJ dự đoán việc tăng lãi suất chỉ nằm trong kịch bản, nhưng hầu như không ai loại trừ khả năng này. Sự không chắc chắn đã đẩy đồng Yên và cổ phiếu Nhật Bản vào một chuyến "tàu lượn siêu tốc" có thể sẽ tiếp tục cho đến khi có quyết định mới.

Một số quan chức BoJ ủng hộ ý tưởng tăng lãi suất trong tháng này vì lạm phát vẫn ở mức phù hợp với dự báo. Những người khác cho rằng NHTW nên giữ nguyên chính sách trong khi chờ đợi thêm dữ liệu mới, với hy vọng thấy tín hiệu của chi tiêu tiêu dùng hồi phục.

Tất cả những điều này tạo nên một cuộc họp cực kỳ căng thẳng, trong đó thống đốc có thể phải đưa ra quyết định cuối cùng. Kết quả sẽ có tác động lớn đến thị trường toàn cầu, với đồng Yên đang ở điểm ngoặt: hoặc có thể tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong tháng này, hoặc sụt giảm trở lại mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Biến động gia tăng khắp thị trường Nhật Bản

Fed đã họp chỉ vài giờ sau BoJ, và tín hiệu về lãi suất Mỹ có thể làm tăng mạnh biến động thị trường bắt đầu trong phiên giao dịch châu Á, hoặc đảo ngược nhanh chóng.

"Đây là một quyết định khó khăn cho BoJ," Ko Nakayama, cựu quan chức BoJ, hiện là chuyên gia kinh tế tại Okasan Securities, nói. "Việc tăng lãi suất sẽ thể hiện rõ mong muốn mạnh mẽ của BoJ trong việc bình thường hóa chính sách, dù không cần phải vội vàng."

Thị trường swaps vào đầu thứ Hai đã định giá xác suất khoảng 50% cho việc tăng lãi suất 15 bps vào ngày 31/7, tăng từ 25% một tuần trước.

Một sự kiện quan trọng khác trong cuộc họp này sẽ là công bố kế hoạch đầu tiên để giảm mua TPCP. NHTW sẽ bắt đầu con đường thắt chặt định lượng (QT) sau khi chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài hơn một thập kỷ cuối cùng đã kết thúc vào tháng 3.

Nền kinh tế Nhật Bản gần đây không ổn định

Các quan chức BoJ không có ý định gây bất ngờ cho các nhà đầu tư bằng việc cắt giảm mua TPCP. Thị trường kỳ vọng tốc độ mua trái phiếu hàng tháng ban đầu sẽ được cắt giảm xuống còn 5 nghìn tỷ Yên (32 tỷ USD) từ mức 6 nghìn tỷ Yên hiện tại bắt đầu từ tháng tới, và có thể giảm một nửa trong 2 năm tới.

Các chuyên gia theo dõi BoJ không kỳ vọng sẽ có đợt tăng lãi suất trong tuần này. Họ cho rằng việc thực hiện bước đầu tiên của chính sách thắt chặt định lượng (QT) cùng lúc với tăng lãi suất có thể là quá mức đối với một nền kinh tế chưa thể hiện nhiều tăng trưởng trong ba quý tính đến tháng 3.

Diễn biến của đồng Yên sau quyết định của BoJ là một yếu tố chính khác mà NHTW có thể sẽ cân nhắc, đặc biệt là sau những nghi ngờ về việc Bộ Tài chính can thiệp vào tiền tệ đầu tháng này.

Đồng Yên đã biến động mạnh, từ mức thấp nhất trong 38 năm lên mức cao nhất 2 tháng chỉ trong vòng một tháng, khi các nhà đầu tư dần đảo ngược vị thế, tập trung vào chênh lệch lãi suất TPCP giữa Nhật Bản và Mỹ.

Sự tăng giá mạnh của đồng Yên tuần trước đã trở nên rõ rệt đến mức kéo theo đồng Nhân dân tệ tăng giá và tác động mạnh đến các tài sản từ cổ phiếu các công ty Nhật Bản đến vàng và Bitcoin, khi các nhà đầu tư đánh giá lại các khoản đặt cược của họ. Cặp tiền USD/JPY đang ở mức 153.57 vào khoảng 10:30 sáng thứ Hai tại Tokyo, sau khi chạm mức 161.95 vào ngày 3 tháng 7.

Sự tăng giá gần đây giảm khả năng BoJ phải điều chỉnh để hỗ trợ cho sự yếu kém của đồng Yên. Điều này tạo ra thời điểm thuận lợi để tăng lãi suất, vì NHTW có thể nói rằng việc tăng lãi suất không liên quan gì đến tỷ giá hối đoái, theo Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường trưởng tại Ngân hàng Mizuho.

"Khả năng tăng lãi suất trong cuộc họp này rất cao," Karakama nói. "Bây giờ thì dễ dàng hơn. Nếu không, NHTW có thể lại bị áp lực từ đồng Yên yếu để hành động. Đây có thể là thời điểm then chốt để đồng Yên chuyển mình từ xu thế suy yếu."

Các chuyên gia nhớ rõ khi Ueda gây ra sự sụt giảm của đồng Yên vào tháng 4 bằng cách tỏ ra ít quan tâm đến sự yếu kém này trong cuộc họp báo sau quyết định. Không lâu sau đó, đồng Yên tăng vọt, bị nghi ngờ là can thiệp mua Yên của chính quyền Nhật Bản. Ngay cả khi không có đợt tăng lãi suất vào thứ Tư, Ueda được kỳ vọng sẽ cho biết thời điểm cho một đợt tăng khác đang đến gần.

Toshimitsu Motegi, tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, và Taro Kono, bộ trưởng số hóa, gần đây đã kêu gọi BoJ thắt chặt chính sách để hỗ trợ đồng Yên và kiềm chế lạm phát, thể hiện sự thất vọng ngày càng tăng về việc đồng Yên đã thúc đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao.

Với áp lực lạm phát nặng nề, sự ủng hộ đối với nội các của Thủ tướng Fumio Kishida đã giảm sút. Chi phí sinh hoạt đã tăng ở mức bằng hoặc trên mục tiêu 2% của BoJ trong 27 tháng, với mức tăng lương thấp hơn trong suốt thời gian đó. Chi tiêu tiêu dùng đã giảm mỗi quý trong 12 tháng tính đến tháng 3.

Vẫn chưa rõ những lời kêu gọi chính trị này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của BoJ. Chúng có thể có tác động ngược lại, thuyết phục BoJ chờ đợi trong tháng này để tránh bị ảnh hưởng, theo Nakayama của Okasan.

Ueda không công khai nói về chính sách tiền tệ kể từ giữa tháng 6, đây là khoảng thời gian im lặng dài nhất của ông trước một cuộc họp chính sách. Sự thiếu vắng thông tin này khiến thị trường khó đoán được kết quả có thể xảy ra của cuộc họp.

"Có khả năng cao lãi suất sẽ được tăng lên, tùy thuộc vào dữ liệu và thông tin về kinh tế, lạm phát và điều kiện tài chính," Ueda nói tại quốc hội vào ngày 18 tháng 6.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ