Thị trường Thế chấp thương mại Mỹ đang trên bờ vực sụp đổ

Thị trường Thế chấp thương mại Mỹ đang trên bờ vực sụp đổ

22:31 23/03/2020

Tỷ phú bất động sản Tom Barrack cho biết thị trường thế chấp thương mại (commercial-mortgage) của Mỹ đang trên bờ vực sụp đổ và dự đoán “hiệu ứng domino” sẽ gây hàng loạt hậu quả kinh tế thảm khốc nếu các ngân hàng và chính phủ không hành động kịp thời để hỗ trợ người vay tránh khỏi tình thế vỡ nợ.

Ông Barrack, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn Colony Capital, cảnh báo về chuỗi phản ứng dây chuyền do tác động của làn sóng giải chấp, tịch thu tài sản diện rộng, tịch biên nhà cửa, và có khả năng là sự sụp đổ của các ngân hàng, gây ra bởi đại dịch Covid-19 và bởi hệ lụy đóng cửa phần lớn nền kinh tế Mỹ.

“Nhu cầu thu nợ vay có khả năng leo thang trên toàn hệ thống, gây ra hiệu ứng domino đẩy người đi vay vào thế vỡ nợ, sẽ tác động nhanh chóng và nghiêm trọng đến hàng loạt các bên liên quan trong toàn bộ thị trường bất động sản, bao gồm cả chủ sở hữu tài sản và nhà đất, người cho thuê nhà, người phát triển bất động sản, nhà điều hành khách sạn và người đi thuê liên đới và nhân viên dưới quyền của họ”, ông cho hay.

Barrack cho biết tác động của đại dịch này có thể là thứ sẽ khiến hậu quả từ cuộc Đại khủng hoảng trở nên nhỏ bé.

Kế hoạch giải cứu

Cụ thể, báo cáo của ông này nhấn mạnh sự mong manh của các khoản ủy thác đầu tư bất động sản, hoặc còn gọi là REIT, và các quỹ tín dụng và những người cho vay cung cấp cho họ thanh khoản thông qua tài trợ mua lại. Ông Barrack đề xuất một kế hoạch giải cứu được điều phối bởi các ngân hàng và được chính phủ hỗ trợ, bao gồm:

  • Dùng 500 tỷ USD tiền đóng thuế của người dân để cung cấp thanh khoản cho hệ thống tài chính, bao gồm cả các khoản vay và hợp đồng mua lại.
  • Đình chỉ tạm thời đối với quy tắc hạch toán giá theo giá thị trường và quy tắc sửa đổi khoản vay nhất định.
  • Trì hoãn quy tắc kế toán mới chi phối việc ghi nhận các khoản lỗ tín dụng cho đến năm 2024.
  • Thêm thời gian để các ngân hàng cung cấp các gói giãn nợ vay mà không gây ra vi phạm quy tắc vốn của ngân hàng.

Ông Tom Barrack, một người bạn lâu năm của Tổng thống Donald Trump, có nhiều thứ để mất nếu thị trường sụp đổ. Hầu hết các khoản đầu tư của Tập đoàn Colony là vào bất động sản hoặc có liên quan đến lĩnh vực này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ thực chất là giám đốc tài chính quốc gia, đồng thời là cố vấn kinh tế chính của Tổng thống. Vai trò của Bộ trưởng bao gồm việc đề xuất và thực hiện chính sách tài khóa, trong đó có việc quản lý nợ công. Với bối cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD và khoản nợ công hiện tại lên tới 36 nghìn tỷ USD, nhiều người cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ trưởng là quản lý khoản nợ khổng lồ này. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn: khẳng định rõ ràng rằng việc duy trì đồng USD mạnh vẫn là lợi ích tối cao của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ