Thị trường TPCP nhóm G7: Đâu là điểm nóng tiếp theo?

Thị trường TPCP nhóm G7: Đâu là điểm nóng tiếp theo?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

14:44 16/07/2024

Những khoản nợ khổng lồ của các nền kinh tế lớn nhất thế giới lại bắt đầu khiến thị trường tài chính lo lắng, khi các cuộc bầu cử làm lu mờ triển vọng tài chính.

TPCP Pháp suy yếu, sau cuộc bầu cử bất ngờ và kế hoạch chi tiêu khổng lồ, đang gây ra báo động. TPCP của Mỹ đang thu hút sự chú ý trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Một cuộc khủng hoảng TPCP không phải là kịch bản cơ sở, nhưng các nhà đầu tư đang cảnh giác với nguy cơ nới lỏng chi tiêu làm thị trường trở nên căng thẳng.

Chiến lược gia trưởng tại Tập đoàn Bảo hiểm Zurich (OTC: ZFSVF), Guy Miller cho biết: “Thâm hụt đang quay trở lại. Cần phải chú ý nhiều hơn, không chỉ đến TPCP, mà còn cả cách tạo ra động lực tăng trưởng - đặc biệt là ở châu Âu”.

Dưới đây là năm nền kinh tế lớn nằm trong danh sách đáng lo ngại:

1/ PHÁP

Một cuộc bầu cử bất ngờ là lời cảnh tỉnh nhức nhối đối với các nhà đầu tư trước đây đã bỏ qua nền tài chính công đang suy thoái của Pháp. Với chênh lệch ngân sách và sản lượng ở mức 5.5% vào năm ngoái, Pháp phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật của Liên minh châu Âu.

Chênh lệch lợi suất TPCP Pháp và Đức đã nhanh chóng tăng vào tháng trước, lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ năm 2012 khi phe cực hữu dẫn đầu trong cuộc bầu cử.

Liên minh cánh tả cuối cùng đã giành chiến thắng và ‘Quốc hội treo’ có thể hạn chế kế hoạch chi tiêu của nước này nhưng cũng có thể cản trở bất kỳ hành động nào nhằm củng cố nền tài chính của Pháp.

Giám đốc văn phòng kiểm toán quốc gia Pháp hôm thứ Hai cho biết không còn dư địa cho điều động ngân sách và nợ phải giảm.

Ngay cả trước khi thành lập chính phủ mới, EU dự kiến ​​nợ sẽ ở mức khoảng 139% sản lượng vào năm 2034, từ mức 111% hiện nay. Phần bù rủi ro TPCP Pháp đã giảm bớt nhưng vẫn còn tương đối cao.

Nhà quản lý quỹ tại Canada Life Asset Management, David Arnaud cho biết: “Sẽ có một khoản phí rủi ro tài chính vĩnh viễn được gắn vào giá”.

2/ MỸ

Mỹ không hề kém cạnh. Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho rằng nợ công sẽ tăng từ mức 97% lên 122% sản lượng vào năm 2034 - cao hơn gấp đôi mức trung bình kể từ năm 1994.

Kỳ vọng ngày càng tăng rằng Donald Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 gần đây đã làm tăng lợi suất TPCP khi các nhà đầu tư đã định giá rủi ro thâm hụt ngân sách lớn hơn và lạm phát cao hơn. Một số nhà đầu tư cho rằng kết quả tồi tệ nhất đối với thị trường trái phiếu sẽ là nhiệm kỳ tổng thống của Trump với Hạ viện và Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo.

Người đứng đầu bộ phận chiến lược vĩ mô của Legal & General Asset Management, Chris Jeffery cho biết: “Điều này có nghĩa là chúng ta có thể nhận được một đợt kích thích tài chính khác, từ điểm xuất phát với mức thâm hụt là 6% GDP”.

Trong khi đó, đường cong lợi suất gần như dốc nhất kể từ tháng 1, phản ánh áp lực phải đối mặt với lãi suất dài hạn.

3/ ANH

Nước Anh đã nằm trong danh sách đáng lo ngại kể từ năm 2022, khi chính sách về thuế của chính phủ Đảng Bảo thủ khi đó đã ảnh hưởng đến TPCP và GBP, buộc BoE phải can thiệp để ổn định thị trường và thay đổi chính sách.

Chính phủ mới của Đảng Lao động, cam kết phát triển kinh tế trong khi vẫn thắt chặt chi tiêu, đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi nợ công ở mức gần 100% GDP.

Các nhà dự báo của Anh cho biết vào năm ngoái, nợ công có thể tăng lên hơn 300% sản lượng kinh tế vào những năm 2070, với một xã hội già hóa, biến đổi khí hậu và căng thẳng địa chính trị gây ra những rủi ro tài chính lớn.

S&P Global cho biết tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn là chìa khóa để ổn định nợ.

4/ NHẬT BẢN

Nợ công của Nhật Bản cao hơn gấp đôi GDP nước này, cho đến nay là mức nợ lớn nhất trong số các nền kinh tế công nghiệp hóa.

Đây không phải là điều đáng lo ngại ngay lập tức, bởi vì phần lớn TPCP Nhật Bản được nắm giữ trong nước, có nghĩa là những nhà đầu tư đó ít có khả năng ''tháo chạy'' khi có những dấu hiệu căng thẳng đầu tiên. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ khoảng 6.5% TPCP.

Fitch Ratings cho rằng lạm phát và lãi suất cao hơn có thể hỗ trợ cho xếp hạng tín dụng của Nhật Bản bằng cách thổi phồng nợ.

Theo ước tính của chính phủ, Nhật Bản phải đối mặt với mức tăng gấp đôi đối với số tiền lãi phải trả hàng năm của TPCP, đạt mức 24.8 nghìn tỷ Yên (169 tỷ USD) trong thập kỷ tới.

Vì vậy, bất kỳ sự tăng vọt đột ngột nào của lợi suất TPCP Nhật Bản, khi chính sách tiền tệ vẫn bình thường hóa, đều đáng chú ý. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đang ở mức cao nhất kể từ năm 2011, trên 1%.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ