Thị trường trái phiếu đang kỳ vọng Fed xoay trục ôn hòa lần thứ bảy
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Theo chiến lược gia vĩ mô Henry Allen của Deutsche Bank, thị trường trái phiếu đang đặt cược vào một “sự xoay trục ôn hòa” lần thứ bảy kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác bắt đầu chu kỳ thắt chặt, làm tăng triển vọng về khả năng gây ra thiệt hại.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh và sau cuộc họp FOMC của Fed vào tuần trước. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã ám chỉ rằng chu kỳ tăng lãi suất hiện tại có thể sắp kết thúc. Tâm lý tích cực được tiếp thêm động lực từ những dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm ở Mỹ đang yếu đi.
Thị trường hiện kỳ vọng mức cắt giảm lãi suất là 92bps vào năm tới, trong khi các quan chức Fed chỉ ước tính nới lỏng 50bps vào năm 2024.
Allen viết trong một báo cáo: “Đây ít nhất là lần thứ bảy trong chu kỳ này thị trường kỳ vọng về sự xoay trục ôn hòa của ngân hàng trung ương tăng lên”. Ông tiếp tục, vấn đề là “những kỳ vọng về việc thay đổi chính sách thực sự có thể khiến điều đó ít xảy ra hơn, vì nó xoa dịu đi các điều kiện tài chính khó khăn trong khi các ngân hàng trung ương cảm thấy cần phải thắt chặt lại để giảm lạm phát”.
Allen nhấn mạnh rằng “tuần trước đã là tuần lợi suất thực 10 năm giảm mạnh nhất trong năm nay” và nói rằng những biến động như vậy về lợi suất liên quan tới tình hình kinh tế “có thể vô tình khiến lãi suất có nhiều khả năng tăng cao hơn”.
Lần cuối cùng các trader đặt cược vào chính sách xoay trục của Fed trong chu kỳ gần đây là vào tháng 3, khi sự phá sản của một số ngân hàng khu vực Hoa Kỳ đã khiến thị trường phải tính đến việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ bắt đầu từ cuối năm nay. Vào thời điểm đó, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã giảm xuống mức thấp nhất năm 2023 là 3.55% và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm xuống khoảng 3.25%. Thay vào đó, Fed đã tạo ra một cơ sở để các ngân hàng ngăn chặn tình trạng bất ổn tài chính và các nhà hoạch định chính sách tiếp tục thắt chặt.
Trong tháng 3, Deutsche Bank đã trích dẫn những điều kiện kinh tế sau:
- Cuối tháng 9 - đầu tháng 10/2022: Nhiều loại tài sản bị bán tháo do tình trạng hỗn loạn ở Anh
- Tháng 7/2022: Lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và dữ liệu lạm phát của Mỹ yếu hơn dự kiến
- Tháng 5/2022: Gia tăng lo ngại về rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu
- Cuối tháng 2/đầu tháng 3/2022: Nga xâm chiếm Ukraine
- Tháng 11/2021: Sự xuất hiện của biến thể Omicron của Covid-19 khiến các nhà giao dịch lùi thời gian tăng giá dự kiến đầu tiên
Và bây giờ? Mặc dù dữ liệu gần đây của Hoa Kỳ “đã bổ sung thêm các tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ thắt chặt”, Allen viết, “ít nhất là ở thời điểm hiện tại, việc chuyển hướng sang cắt giảm lãi suất vẫn còn sớm so với bối cảnh lịch sử, đặc biệt vì lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mức mục tiêu của ngân hàng.”
Các bình luận từ các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ trong tuần này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cảnh giác với lạm phát, với việc Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết có thể cần phải tăng lãi suất thêm và Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee nói rằng các nhà hoạch định chính sách không muốn đưa ra những quyết định trước về lãi suất.
Allen của Deutsche Bank đã để ngỏ ý tưởng rằng lần này có thể khác, cho biết lịch sử “cho chúng ta biết rằng sự chuyển hướng này có thể xảy ra bất ngờ và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hoặc một cú sốc tiêu cực khác cũng có thể là nguyên nhân cho điều đó xảy ra.”
Bloomberg