Thị trường trái phiếu đau đầu trước những sai lầm trong thông điệp của ngân hàng trung ương

Thị trường trái phiếu đau đầu trước những sai lầm trong thông điệp của ngân hàng trung ương

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:08 10/11/2021

Giao dịch lợi suất và lãi suất đang lắng xuống sau hai tuần hỗn loạn, nhưng triển vọng lợi suất của trái phiếu đang đưa giới đầu tư vào cạm bẫy.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid lên thị trường đang suy yếu dần, khi phong tỏa đã trở thành câu chuyện của quá khứ, nhờ vắc xin và sự phản đối của cộng đồng trước khả năng đóng cửa kinh tế/xã hội một lần nữa.

Giới đầu tư và các ngân hàng trung ương đang tập trung vào việc chuyển giao từ hỗ trợ kinh tế thời đại dịch sang bình thường hóa. Các ngân hàng trung ương đang rất sốt sắng trong việc kết thúc chính sách tiền tệ phi truyền thống áp dụng từ tháng 3/2020 (ngoại trừ Ngân hàng Nhật Bản).

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách lại né tránh sử dụng các công cụ chính sách truyền thống, như lãi suất, đến khi đã chấm dứt hoàn toàn các công cụ phi truyền thống. Các trader lãi suất đã phán đoán quá sớm các đợt tăng lãi suất sẽ đến lúc nào.

Sự kết thúc của nới lỏng định lượng (QE) sẽ cho thị trường một cái nhìn rộng hơn về kết quả, như khi nào Fed sẽ nâng lãi suất, thay vì những vấn đề nằm trong quá trình, như điều gì sẽ buộc FOMC thắt chặt 20 tỷ hay 30 tỷ USD thay vì chỉ 15 tỷ.

Nhưng các ngân hàng trung ương lại đang làm khó cho thị trường. RBA đã bỏ mục tiêu lợi suất trước khi công bố nâng lãi suất, và gây ra đợt bán tháo trái phiếu ngắn hạn lớn nhất kể từ những năm 1990. BoE cũng theo bước RBA khi giữ nguyên lãi suất, dù ngay cả thống đốc Andrew Bailey cũng nói rằng lạm phát đang buộc họ phải hành động.

Cả thống đốc Lowe và Bailey đều không quan tâm đến sự hỗn loạn sau quyết định của họ, một quyết định khiến thị trường cảm thấy như đã bị lừa bởi chính những người cưu mang mình.

Việc các ngân hàng trung ương mua trái phiếu để đối phó với đại dịch đang có nguy cơ khiến thị trường trái phiếu không thể giao dịch được nữa. Hậu quả là, tới giờ họ đang sở hữu 1/3 trái phiếu tại các thị trường lớn. Và mọi động thái, mọi lời nói của họ có ảnh hưởng lớn hơn những gì họ nghĩ rất nhiều.

Trong khi đó, trước nỗi sợ lạm phát và hàng núi tiền được bơm vào nền kinh tế, giới đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho một chu kỳ thắt chặt chưa từng thấy kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Các ngân hàng trung ương thì đang cố không lặp lại hậu quả của đợt thắt chặt trước đây. Fed đã buộc phải tăng tốc thắt chặt trong giai đoạn 2017-2018, còn RBA cũng đã phải đẩy mạnh quy trình vào năm 2009-2010.

Sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu đã lắng xuống, nhưng đây chưa phải là lần cuối, khi thị trường và ngân hàng trung ương vẫn không tìm được tiếng nói chung.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ