Thị trường trái phiếu đứng trước nhiều rủi ro bất chấp chu kỳ tăng lãi suất của Fed đến hồi kết
Trần Minh Đức
Junior Analyst
Tuy chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sắp chấm dứt, vẫn còn những kỳ vọng trái chiều trên thị trường trái phiếu
Chủ tịch Powell đã gửi tới các nhà đầu tư tín hiệu tích cực mà họ đang chờ đợi - Fed cuối cùng có thể kết thúc chu kỳ lãi suất mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980. Ngày hôm sau, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết bà có “quan điểm cởi mở” về việc có nên thắt chặt chính sách hơn nữa hay không, nhấn mạnh tâm lý thay đổi tại các ngân hàng trung ương trên thế giới.
Tuy nhiên, vẫn còn những thế lực khác đang ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Các dealer tại Phố Wall đang kỳ vọng lượng lớn trái phiếu kho bạc sẽ được phát hành khi chính phủ tăng cường đi vay. Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất - hoặc giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn, nếu lạm phát nghiêm trọng hơn dự kiến. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách tiền tệ nới lỏng họ bằng cách cho phép lợi suất trái phiếu tăng cao hơn, tạo thêm động lực cho các nhà đầu tư Nhật Bản hồi hương vốn từ Mỹ về.
Rủi ro thị trường có thể được thấy rất rõ, khi lợi suất tăng mạnh nhờ dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ tích cực và thông tin về động thái ra của BOJ được công bố. Điều này đã đảo ngược sự suy yếu trước đó, đẩy lợi suất 10 năm lên mức cao nhất trong năm.
Ken Shinoda, nhà quản lý danh mục đầu tư tại DoubleLine Capital, cho biết: “Jerome Powell đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất hơi muộn và ông có thể sẽ duy trì lãi suất cao trong thời gian dài trong khi thị trường đang mong đợi việc cắt giảm ngay trong năm tới.”
Nhiều yếu tố tạo ra đang gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của thị trường trái phiếu sau giai đoạn loạn lạc năm ngoái, khi lãi suất tăng cao khiến các nhà đầu tư chịu tổn thất nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ.
Trái phiếu Kho bạc đang hướng tới tháng giảm thứ 3 liên tiếp, đưa hiệu suất cả năm của thị trường chỉ còn khoảng 1%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng mà một số người ở Phố Wall mong đợi khi năm mới bắt đầu.
Theo Jason Pride, giám đốc chiến lược và nghiên cứu đầu tư tại Glenmede, trái phiếu kho bạc sẽ được “định giá hợp lý hơn khi thị trường phản ánh đầy đủ khả năng Fed giữ lãi suất trên 5% cho đến giữa năm sau và sẽ chỉ hạ lãi suất rất chậm rãi”. Ông đã chuyển phân bổ danh mục sang tiền mặt và nợ ngắn hạn để phòng hộ trước biến động thị trường.
Tất nhiên, không thể nghi ngờ là ảnh hưởng của việc Fed tăng lãi suất phần lớn đã qua, do lạm phát đã giảm và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh của năm ngoái.
Thị trường hoán đổi đang định rằng giá đợt tăng lãi suất của Fed vào thứ Tư tuần trước - đưa phạm vi lãi suất mục tiêu lên 5.25-5.5% - có thể là lần cuối cùng, khi chỉ định giá 20% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay, và sẽ hạ lãi suất ngay sau tháng 3. Thị trường kỳ vọng lãi suất sẽ giảm 1% vào năm 2024.
Nhưng với việc chủ tịch Powell muốn tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu, những kỳ vọng đó có thể dễ dàng thay đổi nếu tăng trưởng kinh tế hoặc lạm phát tăng tốc. Mỹ sẽ công bố loạt dữ liệu quan trọng trong tuần tới, bao gồm báo cáo việc làm của Bộ Lao động. Các nhà kinh tế kỳ vọng báo cáo sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng tiền lương và biên chế hạ nhiệt, ủng hộ quan điểm rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp FOMC tháng 9.
Trong tuần tới, Bộ Tài chính sẽ đưa ra thông báo hoàn trả hàng quý về số tiền mà họ dự kiến sẽ vay trong những tháng tới. Các dealer đã dự báo rằng việc Bộ phát hành trái phiếu sẽ tạo ra giai đoạn nguồn cung trái phiếu tăng cao khi Hoa Kỳ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, một phần do lãi suất tăng.
Theo Mark Cabana, người đứng đầu chiến lược lãi suất của Mỹ tại BofA, "điều này khiến chúng tôi thêm lo ngại về bối cảnh cung-cầu đối với lợi suất hiện tại. Chúng tôi dự báo lợi suất cần tiếp tục tăng để thu hút lực mua.”
Áp lực khác đang đến từ nước ngoài. BOJ về cơ bản đã nới rộng biên độ lợi suất trái phiếu 10 năm bằng cách đề nghị mua trái phiếu với lợi suất 1%, một sự điều chỉnh nhẹ của thành trì nới lỏng tiền tệ duy nhất còn lại trên toàn cầu.
Theo Jim Caron, đồng giám đốc đầu tư về rủi ro toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management, "đây là điều đáng lo ngại vì nó đồng nghĩa với việc thị trường đã mất đi thế lực giữ lợi suất toàn cầu thấp."
Bloomberg