Thống đốc Fed Michelle Bowman: Sẽ ủng hộ việc chờ đợi thêm để giảm bớt tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán

Thống đốc Fed Michelle Bowman: Sẽ ủng hộ việc chờ đợi thêm để giảm bớt tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:46 28/05/2024

Thống đốc Fed Michelle Bowman cho biết bà sẽ ủng hộ việc chờ đợi thêm để bắt đầu làm chậm quá trình thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed.

Bowman cho biết bà tin rằng mức dự trữ ngân hàng thương mại tại Fed vẫn dồi dào, giúp các quan chức có thêm thời gian để tiến tới mục tiêu 95 tỷ USD/tháng đã được đề ra từ giữa năm 2022.

Bà nói: “Mặc dù chúng ta cần làm chậm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán khi dự trữ đạt đến mức dồi dào, nhưng theo quan điểm của tôi, chúng ta vẫn chưa đạt đến mức đó, đặc biệt khi lượng sử dụng vẫn còn khá lớn tại cơ sở reverse repo qua đêm của Fed."

Mức dự trữ mà các ngân hàng nắm giữ tại Fed là yếu tố quan trọng cần cân nhắc để xác định quy mô tổng thể của bảng cân đối kế toán, vốn đã giảm từ khoảng 9 nghìn tỷ USD vào năm 2022 xuống còn khoảng 7.4 nghìn tỷ USD hiện nay nhờ quá trình thắt chặt định lượng. Các quan chức không muốn lặp lại những gì đã xảy ra vào tháng 9/2019, khi họ thu hẹp bảng cân đối kế toán quá nhiều và gây ra một đợt biến động trên thị trường tài trợ ngắn hạn.

Vào ngày 1/5, Fed tuyên bố sẽ bắt đầu giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán. Hiện tại, Fed đang cho phép 60 tỷ USD TPCP Mỹ và 35 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS) đáo hạn mỗi tháng. Theo kế hoạch, giới hạn cho TPCP Mỹ sẽ giảm xuống còn 25 tỷ USD, trong khi giới hạn đáo hạn MBS sẽ vẫn như cũ.

Không phải tất cả các quan chức Fed đều ủng hộ việc thực hiện sự thay đổi đó vào lúc này và nhận xét của Bowman cho thấy bà muốn chờ đợi thêm để thực hiện điều này.

Bowman nói: “Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng là phải tiếp tục giảm quy mô bảng cân đối kế toán để đạt được nguồn dự trữ dồi dào càng sớm càng tốt và trong khi nền kinh tế vẫn còn mạnh. Điều này sẽ giúp Fed sử dụng bảng cân đối kế toán của mình một cách hiệu quả và đáng tin cậy hơn để ứng phó với những cú sốc kinh tế và tài chính trong tương lai.”

Bowman cũng cho biết các quan chức Fed phải truyền đạt một cách hiệu quả rằng sự thay đổi trong bảng cân đối kế toán không phản ánh sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, bao gồm cả lãi suất.

Fed đã giữ lãi suất ở mức 5.25% - 5.50% kể từ tháng 7 năm ngoái và cho biết họ không vội bắt đầu cắt giảm lãi suất vì lạm phát đang cao hơn hơn họ ước tính.

Về bảng cân đối kế toán trong dài hạn, Bowman cho biết bà ủng hộ một danh mục đầu tư bao gồm chủ yếu là TPCP Mỹ và nghiêng một chút về các kỳ hạn ngắn hơn, điều này sẽ giúp Fed linh hoạt hơn.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu chao đảo: Nhóm ngành năng lượng lên ngôi, trong khi cổ phiếu công nghệ lao dốc trước làn sóng lợi suất trái phiếu tăng cao
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu chao đảo: Nhóm ngành năng lượng lên ngôi, trong khi cổ phiếu công nghệ lao dốc trước làn sóng lợi suất trái phiếu tăng cao

Thị trường chứng khoán châu Âu đã khởi đầu tuần mới với tâm lý thận trọng và xu hướng giảm điểm, phản ánh qua việc chỉ số Stoxx Europe 600 suy giảm 0.5% trong phiên giao dịch sáng tại London. Đây là phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp, chủ yếu do áp lực từ việc lợi suất trái phiếu leo thang, tác động tiêu cực đến định giá của các cổ phiếu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Goldman Sachs dự báo đồng USD sẽ tăng 5% trở lên, dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Goldman Sachs dự báo đồng USD sẽ tăng 5% trở lên, dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu

Goldman Sachs dự báo tỷ giá EUR/USD sẽ giảm xuống 0.9700 trong vòng sáu tháng tới, so với mức dự báo trước đó là 1.0500. Ngân hàng nhận định sự vượt trội của kinh tế Mỹ và tác động từ các mức thuế quan mới sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh của đồng USD, đẩy đồng euro xuống dưới mức ngang giá. Đây sẽ là lần đầu tiên EUR/USD chạm mức này kể từ năm 2022, khi khủng hoảng năng lượng ở châu Âu làm suy yếu đồng tiền chung.
Kế hoạch "chính trị hoá" Fed của Tổng thống Donald Trump sẽ khiến lạm phát bùng nổ trở lại?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Kế hoạch "chính trị hoá" Fed của Tổng thống Donald Trump sẽ khiến lạm phát bùng nổ trở lại?

Việc can thiệp chính trị vào hoạt động của ngân hàng trung ương luôn là vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt khi các quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô. Những đề xuất cải tổ gần đây đối với Cục Dự trữ Liên bang (Fed) làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lạm phát gia tăng và sự suy giảm lòng tin từ thị trường.
Phân kỳ quan điểm giữa các nhà kinh tế và giới đầu tư: Thị trường chứng khoán sẽ tăng hay giảm dưới thời Tổng thống Donald Trump?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Phân kỳ quan điểm giữa các nhà kinh tế và giới đầu tư: Thị trường chứng khoán sẽ tăng hay giảm dưới thời Tổng thống Donald Trump?

Các nhà đầu tư chứng khoán đang gạt sang một bên những dự đoán ảm đạm từ các nhà kinh tế về các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump, thay vào đó đặt cược rằng các kế hoạch của ông sẽ thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp và thị trường.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ