Thuế quan của Trump: Cơ hội hay cạm bẫy?
Trà Giang
Junior Editor
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, những chính sách như các biện pháp bảo hộ thương mại và thuế quan cao của Donald Trump đã gây ra những tác động nhất định lên nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 tới, những chính sách này có thể sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế.
Cử tri Mỹ dường như đang tin tưởng vào lời hứa của Donald Trump rằng việc tăng mạnh thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ mang lại lợi ích cho họ. Tuy nhiên, nếu ông ấy có cơ hội thực hiện kế hoạch này, họ sẽ phải đối mặt với một cú sốc lớn.
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 có thể là một trong những cuộc bầu cử có ý nghĩa quan trọng nhất đối với chính sách thương mại của Hoa Kỳ. Chính sách của hai ứng cử viên khác biệt một trời một vực, và người chiến thắng sẽ có quyền để thực hiện chính sách của mình.
Trump tự gọi mình là "Mr.Thuế quan" và viện dẫn thời kỳ tổng thống của William McKinley vào cuối những năm 1890, khi thuế quan cao tạo ra nguồn thu đáng kể cho chính phủ. Ông cho rằng việc tăng thuế nhập khẩu sẽ làm phục hồi ngành sản xuất, đầu tư, việc làm và tăng trưởng kinh tế của Mỹ. Ông đã cam kết áp thuế lên tới 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu và 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngược lại, Kamala Harris chủ trương thận trọng hơn, cho rằng tăng thuế quan sẽ đẩy giá cả lên cao, tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Nhiều khả năng, bà sẽ sử dụng chính sách thuế quan một cách có chọn lọc, để bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng đối với an ninh quốc gia hoặc bị đe dọa bởi các hành vi thương mại không công bằng của nước ngoài.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại có nhiều quan điểm khác nhau. Đại đa số họ đồng ý rằng tăng thuế quan sẽ khiến người tiêu dùng phải gánh chịu chi phí cao hơn.
Thuế quan có thể bảo vệ các ngành công nghiệp kém hiệu quả, làm méo mó sản xuất và dẫn đến sự trả đũa từ các đối tác thương mại. Hơn nữa, chúng không giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại, vốn chủ yếu do chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nước.
Đáng ngạc nhiên là nhiều cử tri Mỹ dường như ủng hộ quan điểm của Trump. Trong một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng 9, 56% cử tri đã đăng ký cho biết họ có nhiều khả năng ủng hộ một ứng cử viên ủng hộ mức thuế 10% trên toàn diện và mức thuế 60% đối với Trung Quốc. Và trong một cuộc thăm dò của Bloomberg/Morning Consult đối với cử tri ở các bang chiến địa, đa số ủng hộ mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu.
Tại sao lại có sự khác biệt này? Cử tri nhìn chung đánh giá tích cực về hiệu quả kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Cho đến khi đại dịch bùng phát vào tháng 3 năm 2020, tăng trưởng vẫn ổn định. Thuế quan mà ông áp đặt tương đối nhỏ: chỉ 3% tổng nhập khẩu, tạo ra thuế hải quan chỉ bằng 0.4% GDP vào cuối năm 2019. Tác động đến nền kinh tế rộng lớn hơn hầu như không đáng kể, bị lấn át bởi các diễn biến như việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân lớn năm 2017.
Nếu kế hoạch của Trump được thực hiện, tác động có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với lần trước. Thuế quan dự kiến sẽ tăng vọt, có thể lên tới 700% vào cuối năm 2025. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Các nhà sản xuất Mỹ sẽ khó lòng tìm được nguồn lực để thay thế hàng nhập khẩu. Ví dụ, thuế thép của Trump trước đây đã làm tăng chi phí lên 5,6 tỷ USD và chỉ tạo ra khoảng 8,700 việc làm, tương đương 650,000 USD cho mỗi công việc mỗi năm.
Hơn nữa, việc tăng thuế quan có thể gây ra một loạt phản ứng dây chuyền. Giá cả hàng hóa sẽ tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng. Các doanh nghiệp sẽ phải vật lộn để tìm nguồn cung ứng mới, gây áp lực lên chuỗi sản xuất. Đồng thời, các nước khác có thể sẽ áp dụng biện pháp trả đũa, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trên thị trường quốc tế.
Bloomberg