Tiềm ẩn nguy cơ giảm phát ở Nhật Bản khi giá tiêu dùng tiếp tục giảm
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (Core CPI) của Nhật Bản đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp tính đến tháng 5, làm dấy lên lo ngại giảm phát và nâng cao thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách hiện đang đấu tranh để vực dậy một nền kinh tế chao đảo vì đại dịch COVID-19.
Dữ liệu này có thể sẽ làm phức tạp hóa công việc của NHTW Nhật Bản trong việc khôi phục tăng trưởng và lạm phát, với một loạt các chỉ số gần đây cho thấy quốc gia này đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Một số thành viên hội đồng BOJ cảnh báo rằng chính sách hỗ trợ tiền tệ mạnh mẽ hơn và sự phối hợp chặt chẽ với chính phủ là cần thiết để ngăn chặn Nhật Bản quay lại giảm phát, biên bản cuộc họp tháng 4 của ngân hàng này cho thấy.
Yoshiki Shinke, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi cho biết: "Với việc đại dịch gây tổn hại cho nền kinh tế, rất có thể Nhật Bản sẽ rơi vào tình trạng giảm phát. Áp lực giảm ở chỉ số giá cả có thể sẽ kéo dài trong suốt năm nay."
Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (Core CPI), bao gồm dầu nhưng không bao gồm giá thực phẩm tươi sống biến động cao, đã giảm 0.2% trong tháng 5 so với năm ngoái, dữ liệu được chính phủ công bố vào thứ Sáu. So với dự báo giảm 0.1% và theo sau mức giảm 0.2% trong tháng 4, mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ tháng 12/2016.
BOJ giữ chính sách ổn định trong tuần này sau khi nâng quy mô kích thích trong tháng 3 và tháng 4. Nhưng thống đốc Haruhiko Kuroda thừa nhận rằng lạm phát vẫn sẽ không đạt mục tiêu 2% trong nhiều năm tới.
Suy thoái tăng trưởng cũng có khả năng đã bị trầm trọng hóa bởi sự ban bố tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản vào tháng Tư đến cuối tháng Năm, khiến mọi người phải ở nhà và các doanh nghiệp phải đóng cửa.
Khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại sau khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa, chính phủ đã tăng mức dự báo kinh tế cho tháng 6, lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Nhật Bản cũng đã dỡ bỏ tất cả các các lệnh cấm di chuyển nội địa vào thứ Sáu, với Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi mọi người đi tham quan hoặc tham dự các sự kiện để giúp nền kinh tế quốc gia phục hồi.
Nhưng các nhà phân tích vẫn nghi ngờ khả năng nền kinh tế Nhật Bản có thể phục hồi mạnh mẽ từ mức thu hẹp dự kiến hơn 20% trong quý hiện tại.
Một số nhà hoạch định chính sách của BOJ đã lo ngại rằng các bước đi táo bạo hơn là cần thiết để ngăn chặn đất nước quay trở lại thời kỳ giảm phát kéo dài, các biên bản cuộc họp tháng 4 cho thấy.
"Nhật Bản hiện đang đối mặt với nguy cơ giảm phát, vì vậy phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa và tiền tệ", một thành viên hội đồng BOJ cho biết.